Áp dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do H. pylori

Rate this post
Thực trạng về căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đó là hầu hết thủ phạm gây ra là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Khác với những cơn viêm loét do tác nhân thông thường gây ra thì viêm loét đại tràng do vi khuẩn H.pylori gây ra thường rất khó điều trị dứt điểm dễ tái phát. Dùng các thuốc thông thường điều trị thì không thể khỏi bệnh một cách dứt điểm được. Chỉ có áp dụng các phác đồ điều trị tại bệnh viện thì bệnh mới có cơ hội khỏi bệnh sớm. Chính điều này mà các bác sĩ khuyến cáo khi mắc phải bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng thì nên thực hiện các xét nghiệm cụ thể xem có tác nhân vi khuẩn Hp gây bệnh hay không để cân nhắc áp dụng phác đồ điều trị bệnh.

Các thuốc điều trị thông thường khi bị viêm loét dạ dày


1. Thuốc ức chế bơm proton
Nhóm thuốc ức chế bơm proton cũng là một trong những thuốc cần thiết dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Các thuốc đặc trưng trong nhóm này thường là:  Losec, Mopral, Mepraz…), Lansoprazole (Prevacid, Lanzor…), Pantoprazole (Pantoloc…), Rabeprazole (Veloz, Pariet…), Esomeprazole ( Nexium), Omeprazole
2. Thuốc kháng thụ thể H2
Người ta so sánh giữa hai nhóm thuốc kháng tiết: kháng thụ thể H2 với nhóm ức chế bơm proton, nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm chế tiết acid của dạ dày có ý nghĩa cao hơn.
Các loại thuốc được sử dụng bao gồm: Cimetidine (biệt dược: Tagamet), Ranitidine (biệt dược: Zantac, Azantac…), Famotidine (biệt dược: Pepcidine), và Nizatidine (biệt dược: Axid…).
3. Các thuốc kháng sinh
Có nhiều loại kháng sinh có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trên in vitro nhưng không có tác dụng tiệt trừ H. pylori trên in vivo. Các kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tiệt trừ H. pylori  từ trước tới nay gồm: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole hoặc Tinidazole, Tetracycline, và Bismuth. Kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy việc kháng thuốc với Metronidazole và Clarithromycin ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tiệt trừ H. pylori. Đây là vấn đề quan trọng đặt ra cho những nghiên cứu tiếp tục trong tương lai, vì kháng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hoặc thất bại của điều trị.
Nhóm Fluoroquinolones trong đó Levofloxacin là thuốc có tác dụng ngăn chặn DNA gyrase và sự tổng hợp DNA của vi khuẩn, tuy nhiên kháng thuốc với nhóm Fluoroquinolones hiện nay đang gia tăng nhanh chóng tại các vùng khác nhau trên thế giới.
Furazolidone là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng ức chế monoamine oxydase dựa trên liên kết với các men của vi khuẩn. Khi kết hợp Furazolidone trong phác đồ điều trị 3 thuốc sẽ làm tăng tỷ lệ tiệt trừ H. pylori và là thuốc hiện nay mà vi khuẩn H. pylori hiếm khi kháng với Furazolidone.
Rifabutin là kháng sinh Ansamycin bán tổng hợp có nồng độ ức chế tối thiểu thấp đối với H. pylori. Hiện nay Rifabutin được dùng kết hợp với Amoxicillin và PPI trong điều trị tiệt trừ H. pylori với tỷ lệ tiệt trừ thành công cao.

Phác đồ dùng điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori

Tại bệnh viện các bác sĩ sẽ thực hiện các phác đồ điều trị bệnh theo từng mức độ bệnh của bệnh nhân. Dưới đây là một phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày giảm cơn đau dạ dày một cách tốt nhất mà bạn có thể tham khảo qua: 
Điều trị phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori 
– Amoxicillin + Clarithromycin + PPI
– Amoxicillin + Metronidazole + PPI
– Tetracyclin ( hoặc) Doxycyclin + Metronidazol+ PPI
Liều:
– Amoxicillin: 50mg/kg/ngày
– Clarithromycin: 20 mg/kg/ngày
– PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày
– Metronidazol: 20 mg/kg/ngày
– Tetracyclin: 50 mg/kg/ ngày
– Doxycyclin : 5 mg/kg/ngày
Đánh giá hiệu quả diệt H. Pylori:
*  Tiến hành sau khi :
– Dừng kháng sinh 4 tuần
– Dừng PPI 2 tuần.
* Phương pháp: Test thở C13 hoặc Test phân
*  Kết quả:
– Nếu test (-) sạch vi khuẩn
– Nếu (+) còn vi khuẩn, phác đồ thất bại.
Trường hợp điều trị thất bại:
 Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ
– Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ : điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần
– Nếu cấy H.pylori (-) :
+ Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1
+ Tăng liều
+ Kéo dài thời gian điều trị
+ Phối hợp Bismuth
Khi điều trị viêm loét dạ dày theo phác đồ thì bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị như vậy khả năng khỏi bệnh mới đạt hiệu quả cao. 

Bình luận

Áp dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do H. pylori

Bình luận

  1. Thước uống k hết bệnh đâu bạn

  2. Thuốc này có phải sắc không các bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn