Biểu hiện rối loạn chức năng dạ dày

Rate this post
Rối loạn chức năng dạ dày thường gặp ở người trẻ, người dễ xúc động hoặc người có trạng thái rối loạn thần kinh thực vật.Tôi là nữ, năm nay 35 tuổi, thời gian vừa qua xuất hiện đau bụng vùng thượng vị, đầy hơi sau khi ăn, nội soi dạ dày tá tràng bình thường, đi khám được chẩn đoán rối loạn chức năng dạ dày. Tôi xin hỏi bệnh lý này có nguy hiểm không?
BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CHỨC NĂNG DẠ DÀY
Biểu hiện rối loạn chức năng dạ dày
Trả lời:
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn vận động và rối loạn tiết dịch của dạ dày, song có thể tóm lược làm hai nhóm nguyên nhân chính:
Rối loạn chức năng dạ dày nguyên phát: thường là do những yếu tố thần kinh tâm thần gây nên, ví dụ như sự bực tức, phẫn nộ hay sự sợ hãi, các sang chấn tâm lý ở các mức độ khác nhau…
Rối loạn chức năng dạ dày thứ phát: thường xảy ra sau các bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, viêm ruột thừa mạn, viêm tụy mạn, viêm túi mật mạn,viêm gan mạn hoặc do sai lầm trong ăn uống: Ăn vội vã, nhai không kỹ, giờ giấc ăn thất thường, lao động nặng nhọc ngay sau bữa ăn, ăn nhiều gia vị, uống nhiều rượu bia…
Biểu hiện lâm sàng đa dạng, phụ thuộc vào thể bệnh, trong đó có 3 thể bệnh thường được nhắc tới nhiều và hay gặp
Giảm trương lực dạ dày: thường xuất hiện sau chấn thương các loại; sau căng thẳng thần kinh tâm thần; bội thực sau một thời gian dài nhịn đói; Các biểu hiện chính là: mệt mỏi, giảm sức lao động, khó ngủ; đầy bụng, ậm ạch, đau lâm râm, ăn kém, chóng no, buồn nôn, nóng rát, ợ hơi, táo, lỏng, chướng bụng
Điều trị: ăn uống điều độ, dùng thuốc vận động và vitamin nhóm B.
Giãn dạ dày cấp: thường xuất hiện sau chấn thương ổ bụng; viêm tụy có mủ; ăn hoặc uống quá mức kéo dài. Biểu hiện chủ yếu: đau thượng vị dữ dội hoặc đau bụng âm ỉ, ậm ạch; nôn nhiều, kéo dài gây rối loạn nước và điện giải, có thể dẫn đến tử vong.
Tăng trương lực dạ dày: nguyên nhân do chấn thương tâm thần, nhiễm độc chì, thiếc mạn tính hoặc sau viêm loét dạ dày, đại tràng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu: đau thượng vị thường xuyên, tăng khi xúc động, khi lao động; buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi.
Điều trị: Kiêng ăn uống các chất kích thích mạnh, dùng thêm sinh tố, an thần, chống co thắt cơ trơn.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn