HOA CAU TỐT CHO DẠ DÀY

Rate this post
Hoa, quả, thậm chí cả rễ của cây cau đều có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, từ ho, dạ dày, khó tiêu, chán ăn, hen suyễn đến cả …cường dương.

HOA CAU TỐT CHO DẠ DÀY

Hoa cau: là nụ hoa đực của cây cau, có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày… Trong hoa cau còn có vitamin A, vitamin C và có nhiều chất xơ.
Trị ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng: Lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn
Trị ho, làm tốt dạ dày, bổ tỳ: Lấy 4 lạng hoa cau, 2,5 lạng sườn, muối đủ dùng. Hoa cau cắt đoạn nhỏ, bỏ cuống, ngâm rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo.
Sườn chặt miếng, chần nước nóng, vớt ra để ráo. Cho sườn, hoa cau vào nồi, đổ 4 bát nước ăn cơm rồi đun to lửa đến lúc sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp 30 phút rồi cho muối vừa ăn.
Hạt cau: có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng, tê phù.
Trị chứng đại tiểu tiện không thông, táo bón, đau dạ dày: Lấy 0,1 lạng hạt cau, 0,1 lạng mạch tiền đông nấu lên, uống lúc còn nóng.
Trị chứng tê phù, kết đờm: Lấy 0,1 lạng hạt cau đã tán bột pha với nước sôi hay hãm trà uống trong ngày.
Trị chứng khó tiêu, chướng bụng, chán ăn: Lấy 10g hạt cau, 10g sơn tra sắc lấy nước uống.
Trị chứng sốt rét: Lấy 2g hạt cau, 1g thảo quả, 4g cát căn, 6g thường sơn. Cho các vị trên vào nồi, đổ 600ml nước sắc kỹ lấy 200ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Trị bệnh trĩ, đi ngoài không thông: Lấy 8g hạt cau rừng tán nhỏ, uống với nước nóng lúc đói sẽ có kết quả.
Trị mắc giun sán, đau bụng, ứa nước miếng trong: Lấy 80g hạt cau thái nhỏ sắc với nước. Buổi sáng khi chưa ăn sáng thì ăn một nắm hạt bí ngô rang chín, sau đó 2 tiếng thì uống nước sắc hạt cau
Trị chứng phụ nữ sau đẻ tiểu tiện không thông: Lấy hạt cau già, hạt vông vang, hoạt thạch, hoa đào. Các vị lấy lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 8g hỗn hợp trên, pha với rượu.
Tủa cau rũ: Lấy tủa cau rũ ở đầu buồng cau, đốt tồn tính rồi tán nhỏ. Mỗi lần lấy từ 4-8g trộn với cháo trắng để ăn, chữa chứng hen suyễn kết đờm.
Rễ trắng cau: Lấy 40-60g rễ trắng của cây cau, sao vàng rồi sắc uống có tác dụng cường dương.

Có thể bạn quan tâm: RAU GIA VỊ TẨY GIUN, TRỊ ĐAU DẠ DÀY

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn