Điều trị bệnh viêm dạ dày

Rate this post
Đại cương điều trị viêm dạ dày :
Viêm dạ dày là tên gọi chung cho các bệnh lý dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Một cách phân loại được các nhà lâm sàng và giải phẫu bệnh thường dùng dó là dựa vào các tổn thương được gọi tên theo các đặc điểm về mô bệnh học, vi khuẩn và vị trí tổn thương của dạ dày. Vì vậy, cách điều trị viêm dạ dày cụ thể hơn và chính xác hơn.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY
Điều trị viêm dạ dày
Mục đích điều trị viêm dạ dày là bảo vệ tế bào, hồi phục sự tiết acide trở lại bình thường, loại bỏ nguyên nhân, hạn chế biến đỏi làm teo niêm mạc dạ dày góp phần ngăn ngừa ung thư.
Điều trị viêm dạ dày cấp.
1. Trường hợp do dạ dày bị ăn mòn:
Viêm dạ dày do rượu và thuốc kháng viêm
Đây là nguyên nhân viêm dạ dày hay gặp do uống rượu cấp một lượng lớn, do dùng thuốc kháng viêm không corticoides và cả corticoides. Tổn thương nhiều chổ dưới dạng các vết niêm mạc bị ăn mòn, chảy máu.
Điều trị viêm dạ dày bao gồm:
– Chấm dứt nguyên nhân càng sớm càng tốt.
– Đảm bảo thể tích tuần hoàn có hiệu quả băng dịch truyền, nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường ngoài miệng.
– Rửa dạ dày để cầm máu bằng cách dùng nước muối đẳng trương lạnh hòa Adrenalin.
– Thuốc kháng tiết: Cimetidine hoặc Ranitidine, hoặc Omeprazole tiêm tĩnh mạch.
– Thuốc trung hòa Acide.
– Thuốc băng niêm mạc: có thể dùng Sucralfate dạng gel, hoặc Misoprostol (cytotec 600µg – 800mg /ng.
– Truyền các chất gây co mạch như Vasopressine hoặc Sandostatin khi chảy máu nặng.
– Cầm máu bằng laser, nhiệt hoặc quang đông.- Điều trị dự phòng cho các trường hợp phải dùng thuốc kháng viêm: Dùng kháng H2 hoặc ức chế bơm proton H+.
Viêm dạ dày do hóa chất
Tác nhân gây viêm có thể là các kiềm mạnh như KCl, hoặc sắt, hoặc Cocaine. 
Điều trị trong các trường hợp này là ;
– Giảm đau, nhịn ăn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
– Hồi sức tim mạch, hô hấp.
– Nếu có viêm xơ gây hẹp thì có chỉ định phẫu thuật nối dạ dày ruột.
Viêm dạ dày do chấn thương thực thể

Sau đặt ống thông dạ dày, sau điều trị cầm máu dạ dày bằng nọi soi, bằng laser, nhiệt đông.
Điều trị bằng nhịn ăn, truyền dịch, băng niêm mạc dạ dày và kháng tiết.
Viêm dạ dày do xạ trị
Viêm hang vị, tiền môn vị. Tổn thương có thẻ sâu làm thủng, chảy máu hoặc hẹp.
Điều trị bằng các thuốc băng niêm mạc, kháng tiết và ngưng xạ trị.
Viêm dạ dày do thiếu máu
Là biểu hiện của bệnh toàn thân như trong bệnh Scholein- Henoch, nhiễm Cytomegalovirus.
Điều trị bằng thuốc băng niêm mạc và kháng tiết, thuốc diệt virus.
Bệnh dạ dày xung huyết
Gặp trong tăng áp tĩnh mạch cửa của bệnh xơ gan.
Điều trị chủ yếu bằng thuốc chẹn β giao cảm như Propanolol, hoặc Nadrolol 60mg- 80 mg/ng sao cho mạch còn 3/4 so với trước khi dùng phối hợp với kháng tiết acide.
Viêm dạ dày do nhiễm trùng
Nguyên nhân thường gặp là lao, CMV, Candida Albican, Histoplasmosis, bệnh Crohn. Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng nấm, thuốc diệt virus. Trong trường hợp nặng thì có thể phẫu thuật.
2.2. Viêm dạ dày cấp không do ăn mòn:
Phối hợp nhiễm Helicobacter pylorii (HP) cấp hoặc mạn. Điều trị thuốc diệt HP gồm Omeprazo(40mg/ng) phối hợp Amoxicillin (1, 5 g/ng), Clarytromycine(500mg/ng) trong 7- 10 ngày. Có thể kèm thuốc băng niêm mạc như Bismuth.
3. Điều trị viêm dạ dày mạn tính
3.1. Viêm dạ dày mạn không do ăn mòn
3.1.1. Viêm dạ dày mạn type A
Đây là viêm dạ dày ở vùng thân, thường là viêm teo niêm mạc, liên quan đến thiếu máu ác tính, do hiện diẹn trong máu các kháng thể kháng tế bào thành, kháng thể kháng yếu tố nội, thường phối hợp với các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp tự miễn, suy thượng thận, xơ đường mật tiên phát.
Điều trị: chưa có điều trị đặc hiệu cho viêm dạ dày mạn tính type A: thường dùng các thuốc trung hòa acide, vitamin C, sắt, vitamin B12, corticoides. Cần theo dõi diễn tiến dẫn đến ung thư dạ dày.
3.1.2. Viêm dạ dày mạn type B
Tổn thương ở vùng hang vị dạ dày gặp trong 80% trường hợp và rất quan trọng, nó còn được gọi là viêm dạ dày do HP.
Điều trị kháng tiết phối hợp kháng sinh diệt HP.
3.1.3. Viêm dạ dày type AB
Viêm dạ dày phối hợp Tổn thương cả hang vị và thân dạ dày.
Điều trị bao gồm thuốc kháng tiết, kháng sinh, băng niêm mạc, Vitamin B12, sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
3.1.4. Viêm dạ dày do trào ngược

Viêm dạ dày vùng môn vị gặp sau cắt 2/3 dạ dày. Điều trị bao gồm thuốc thay đổi thành phần dịch mật như Cholestyramin phối hớp sucralfate và Cizapride hoặc Metoclopropramide để làm đẩy nhanh thức ăn ra khỏi dạ dày.
3.1.5. Viêm dạ dày phì đại: (bệnh Ménétrier)

Còn gọi là viêm dạ dày lympho, tổn thương lan rộng cả dạ dày chủ yếu ở bờ cong lớn.
Điều trị bằng kháng Cholin, kháng tiết, Tranexamic acide (Frenolyse), corticoides và Ortreotide kèm kháng sinh nếu có thêm nhiễm HP, hoặc kèm thuốc diệt virus nếu có nhiễm CMV.
Trường hợp nặng, có thể phải cắt dạ dày toàn phần.
3.2. Viêm dạ dày mạn do ăn mòn: Ít gặp, Tổn thương niêm mạc dạ dày dạng thuỷ đậu với các nốït nhỏ có ăn mòn ở trung tâm gặp ở vùng hang và thân dạ dày, còn gọi là viêm dạ dày dạng lympho. Bệnh này có tăng IgE trong máu gợi ý cho nguyên nhân miễn dịch. Bệnh đáp ứng với Cromoglycate 80- 160mg/ng.
3.3. Viêm dạ dày thể giả u lympho: Thường phối hợp tổn thương loét. Bệnh thường lành tính, có lẻ là một phản ứng viêm đặc ứng hoạc có thể làì MALT (mucous Associated limphome Tissuse) trong trường hợp nhiễm HP.
Điều trị: Nếu có bằng nhứng có HP thì phải diệt tận gốc bằng kháng tiết, kháng sinh
3.4. Viêm dạ dày ái toan: Hiếm gặp.Do các hạt bạch cấu ái toan tạo thành các polype nhỏ ở vùng hang vị còn được gọi là u tế bào quanh mao mạch.
Điều trị bằng Prednisolone là thuốc chọn lọc liều 10-15mg/ng, các tổn thương sẽ thoái triển sau và ba ngày

Bình luận

Điều trị bệnh viêm dạ dày

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn