Viêm dạ dày ruột ở trẻ em khác người lớn ra sao?

Rate this post
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thường là một loại nhiễm trùng dạ dày ruột do các loại virus khác nhau gây nên, bệnh có thể gặp ở bất kì ai. Bệnh thường liên quan trực tiếp tới thức ăn hoặc nước uống không hợp vệ sinh gây ra. Hầu hết những  người mắc phải căn bệnh này đều có thể khỏi bệnh mà không có biến chứng nào. Tuy nhiên khi để bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn khi không có sự quan tâm đúng mực nếu ta không cung cấp đủ nước để thay thế lượng nước đã mất do nôn mửa hay tiêu chảy, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu, nhiều trường hợp có có biến chứng dẫn tới bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi có thể gây chết người. Chính vì diễn biến của bệnh rất phức tạp nên chúng ta không thể xem thường bệnh được mà cần có hiểu biết phòng tránh bệnh cẩn thận để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.



Viêm dạ dày ruột cấp tính do virus ở trẻ em

Đối với trẻ em thì tình trạng gặp phải bệnh viêm dạ dày ruột thường có tỷ lệ xảy ra cao hơn so với người lớn, đơn giản vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và trẻ thường ăn uống hiếu động, vừa chơi vừa ăn nên dễ bị nhiễm khuẩn qua đường miệng, nguyên nhân gây nên viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ thường là do Rotavirus thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và có thể gây thành dịch nếu các biện pháp phòng bệnh lây lan không được thực hiện tốt. Thường khi trẻ mắc phải bệnh này sẽ gặp phải hiện tượng là sốt và nôn, có tiêu chảy đi kèm. nếu như các bậc phụ huynh không can thiệp sớm thì có thể mất nước nặng có thể dẫn tới tử vong.
Virus Rota thuộc họ Reoviridae, gây bệnh cho trẻ chủ yếu là nhóm A nhưng ở người lớn thì hay gặp nhóm B và nhóm C thì ít gặp. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường phân – miệng qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Mặc dù Rotavirus không nhân lên ở đường hô hấp nhưng có thể tìm thấy chúng ở chất tiết đường hô hấp.
Trong những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước sông, nước ao hồ có rất nhiều virus này, do vậy ở vùng không có nước sạch nếu phải dùng nguồn nước này cho sinh hoạt thì sẽ tạo thuận lợi cho virus xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Đối với những người bị bệnh, trong suốt quá trình cấp tính của bệnh và sau đó virus tiếp tục được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Viêm dạ dày ruột cấp tính hay gặp ở người lớn

Loại virus gây ra cho người lớn thường là loại virus khác với loai virus gây viêm ở trẻ em. Bệnh do virus Norwalk gây ra, nó còn được gọi là bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính truyền nhiễm không phải do virus, tiêu chảy do virus, viêm dạ dày ruột do virus dịch tễ…
Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng và thường gây ra các vụ dịch. Khi virus xâm nhập cơ thể người bệnh thấy buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, các triệu chứng này thường phối hợp với nhau.
Virus Norwalk là một loại virus nhỏ, có cấu trúc ARN được xếp vào nhóm Calicivirus, đây là tác nhân gây ra 1/3 số vụ dịch viêm dạ dày ruột không phải do vi khuẩn. Bệnh lưu hành ở khắp mọi nơi trên thế giới, các vụ dịch xảy ra thường liên quan đến việc sử dụng các loại ốc, sò chưa được nấu chín kỹ.
Trong một nghiên cứu ở Mỹ, kháng thể kháng tác nhân Norwalk tạo ra chậm, hơn 60% dân số ở lứa tuổi 50 có kháng thể, do vậy bệnh hay gặp hơn ở người trưởng thành còn trẻ. Người ta nhận thấy nguyên nhân lây truyền nhanh dịch bệnh là từ thức ăn, nước uống không sạch, các loại ốc bị nhiễm virus này.
Khi mắc bệnh, thời gian miễn dịch rất ngắn, người bệnh có thể bị mắc lại bệnh trong vòng từ 1- 2 năm. Những người ốm yếu, suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh mạn tính khác rất dễ mắc nếu trong nhà có người bị tiêu chảy vì virus này hay tiếp xúc với yếu tố gây bệnh như nước sinh hoạt, thức ăn không sạch…

Điều trị và cách phòng bệnh viêm dạ ruột

Bệnh do virus gây ra nên thường không có thuốc điều trị đặc hiệu,  việc điều trị bệnh hầu như chỉ tập trung vào làm giảm các biểu hiện gây bệnh. Mọi trường hợp tiêu chảy đều phải truyền dịch đầy đủ, tránh những biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch do giảm lượng tuần hoàn trong cơ thể vì thiếu nước. Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Các chuyên gia thường khuyên mọi người cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể của mình đó chính là thực hiện các biện biện pháp phòng tránh để bệnh không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, thường người ta thường phòng bệnh theo hai kiểu như sau:
Đối với Rotavirus không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ hoặc người đang mang bệnh. Người ta cũng tiến hành cho trẻ sơ sinh thiếu cân và trẻ có hệ thống miễn dịch kém uống globulin miễn dịch.
Các nghiên cứu cũng nhận thấy nếu trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ trong 2 năm đầu có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh. Đối với Norwalkvirus, nên sử dụng nước sinh hoạt và thức ăn đảm bảo vệ sinh, không nên ăn các loại ốc chưa được nấu chín, người đang bị bệnh, dù nhẹ cũng không được tham gia chế biến thức ăn.
Tóm lại cách phòng bệnh này không hề khó chỉ cần mỗi người ý thức được việc vệ sinh sạch sẽ, ăn chín, uống nước đun sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các chất thải của bệnh nhân cần được xử lý tốt, tránh xâm nhập vào môi trường.

Bình luận

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em khác người lớn ra sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn