Các phương pháp xét nghiệm HP dạ dày

Rate this post

Xét nghiệm Hp trong dạ dày để làm gì? Các phương pháp xét nghiệm Hp dạ dày là gì? Thực hiện các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp là biện pháp tiên quyết giúp bạn phát hiện sớm vi khuẩn Hp trong dạ dày và có phương hướng điều trị bệnh kịp thời.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng và được cho là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Đây là một loại xoắn khuẩn cư trú trong niêm mạc dạ dày và có khả năng phá hủy niêm mạc dạ dày gây ra viêm loét, rối loạn tiêu hóa, ung thư dạ dày…

cac-phuong-phap-xet-nghiem-hp-da-day-1

Các phương pháp xét nghiệm HP dạ dày

Để phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày, y học đã có nhiều phương pháp xét nghiệm Hp và đưa và áp dụng trong nghiên cứu và lâm sàng. Có hai nhóm phương pháp chẩn đoán Hp dạ dày là:

– Xét nghiệm xâm lấn nội soi dạ dày – tá tràng.

– Xét nghiệm không xâm lấn.

Khi thực hiện các phương pháp xét nghiệm Hp, người bệnh không được sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết dịch vị và trung hòa axit ít nhất 1 tháng

Phương pháp xét nghiệm Hp xâm lấn nội soi dạ dày-tá tràng

Phương pháp xét nghiệm xâm lấn nội soi dạ dày- tá tràng bao gồm nhiều phương pháp nhỏ khác như test Urease, mô bệnh học, nuôi cấy và kháng sinh đồ nhằm lấy các mảng sinh thiết để xét nghiệm và kiểm tra hình thái tế bào, xác định chủng vi khuẩn Hp và xem chúng nhạy cảm với loại kháng sinh nào.

– Test Urease:

Nếu có vi khuẩn Hp , men Urease sẽ được tiết ra phân hủy ure thành ampniac và làm môi trường có Hp trở nên kiềm tính, chất ure-Indol từ màu vàng sẽ chuyển thành hồng tím trong môi trường này.

Độ nhạy của xét nghiệm là 85-90%, độ đặc hiệu là 95-98%

Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả khá nhanh, xét nghiệm khá đơn giản và giá thành thường không cao.

Nhược điểm là độ nhạy thấp, không đánh giá được mức độ viêm do vi khuẩn, có thể gặp phải các trường hợp âm tính giả hoặc dương tính giả do mật độ vi khuẩn thấp, gặp phải một số vi khuẩn khác cũng tiết men Urease…

cac-phuong-phap-xet-nghiem-hp-da-day-2

– Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn: 

Mảnh sinh thiết là mẫu mô niêm mạc dạ dày của người bệnh sẽ được nghiền trong nước muối sinh lý và cấy vào trong môi trường cấy với nhiệt độ luôn luôn là 37 độ C để phát hiện vi khuẩn Hp. Nếu có vi khuẩn, 3 ngày sau sẽ phát hiện được các khuẩn lạc tròn, sáng.

Độ nhạy của xét nghiệm là 70-80%, độ đặc hiệu là 100%.

Ưu điểm: cho độ đặc hiệu cao nhất, từ phương pháp này có thể nhận biết được cấu trúc gen của các chủng Hp, mật độ vi khuẩn Hp và thực hiện được kháng sinh đồ.

Nhược điểm: chi phí cho việc xét nghiệm không nhỏ, độ nhạy thấp và chỉ thường dùng cho một số trường hợp đặt biệt.

– Xét nghiệm mô bệnh học:

Mẫu mô bệnh học được nhuộm màu và quan sát dưới  kính hiển vi để phát hiện vi khuẩn Hp nằm trong các khe của niêm mạc dạ dày. Các phương pháp nhuộm là Warthin- Starry, Hematixyline – eosine (H.E), Acridine- Orange, Peroxydase- Antiperoxydase sẽ cho hình ảnh rõ, đặc biệt nhuộm  Giemsa thì đơn giản, chi phí thấp và cho kết quả khá nhanh.

Độ nhạy của xét nghiệm là 85-98%, độ đặc hiệu là 95-100%.

Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng, nhận biết được mức độ viêm.

Phương pháp xét nghiệm Hp không xâm lấn

cac-phuong-phap-xet-nghiem-hp-da-day-3

– Test thở:

* Test thở CO2 phóng xạ:

Người bệnh được cho uống dung dịch ure phóng xạ C13 hoặc C14. Nếu trong dạ dày có vi khuẩn Hp thì ure phóng xạ bị phân hủy và giải phóng ra CO2 phóng xạ được tìm bằng máy đếm nhấp nháy.

Độ nhạy của xét nghiệm là 85%, độ đặc hiệu 79%.

* Test thở với ure phóng xạ C13:

Có nguyên lý tương tự như phương pháp test Urease của xét nghiệm có xâm lấn, người bệnh được ăn thức ăn chứa ure C13, nếu có vi khuẩn Hp sẽ tiết ra urease và phân cắt làm thoát ra khí CO2 chứa C13 được định lượng bằng quang phổ hồng ngoại.

Độ nhạy của xét nghiệm là 90%, độ đặc hiệu là 95%. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán tiêu diệt vi khuẩn Hp, dùng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai vàcho con bú, tuy nhiên chi phí cho xét nghiệm này thường khá cao và không đánh giá được mức độ viêm.

* Test thở với ure C14:

Tương tự như xét nghiệm test thở với ure C13 nhưng không an toàn cho phụ nữ trong trong độ tuổi sinh sản, thai phụ hay phụ nữ cho con bú và trẻ em.

Chú ý: Trước khi thực hiện các xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng test thở, nên nhịn đói trước đó 6h, tốt nhất nên xét nghiệm vào buổi sáng. Ngưng sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết dịch vị hay thuốc trung hòa axit điều trị bệnh dạ dày…để cho kết quả chính xác nhất.

– Xét nghiệm nước bọt và nước tiểu:

cac-phuong-phap-xet-nghiem-hp-da-day-4

Dùng phương pháp sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgA hay IgG (thường là IgG) trong nước bọt và nước tiểu của người bệnh có nhiễm vi khuẩn Hp.

Độ nhạy của xét nghiệm là 95-100%, độ đặc hiệu là 91-98%.

Ưu điểm: đơn giản, cho kết quả nhanh.

Nhược điểm: có thể cho kết quả dương tính giả, không thực sự đáng tin cậy.

– Xét nghiệm tìm kháng nguyên H.pylori trong phân:

Dựa trên kỹ thuật ELISA với laoi5 kit chẩn đoán đơn giản là kit HpSA tìm kháng nguyên H. pylori trong phân có độ nhạy 83-100% và độ đặc hiệu 94-99%. Ưu điểm của phương pháp này là có thể được sử dụng để chẩn đoán vi khuẩn Hp ở trẻ em hay người lớn và theo dõi vi khuẩn này hiệu quả trước và sau khi điều trị Hp. Tuy nhiên, giá thành cho phương pháp này lại khá cao.

Bình luận

Các phương pháp xét nghiệm HP dạ dày

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn