Vi khuẩn HP mầm mống gây bệnh ung thư

Rate this post

Theo những điều tra của tổ chức y tế thế giới thì các bệnh về đường tiêu hóa đang có khả năng tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt là những bệnh, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Ngày càng có nhiều trường hợp tử vong vì bệnh ung thư dạ dày.

Tỷ lệ viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm lại khác nhau tùy từng trường hợp.

VI KHUẨN HP MẦM MỐNG GÂY BỆNH UNG THƯ

Chẳng hạn, trên 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn H.pylori; tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 75 – 85% trong bệnh loét dạ dày; 95 – 100% ở bệnh loét tá tràng; còn trong biến chứng thủng loét DD-TT thì sự hiện diện của loại vi khuẩn này chiếm từ 80 – 95% trường hợp. Ngoài ra HP còn làm tăng 2-6 lần nguy cơ và là yếu tố nguy cơ chính ở 65–80% ca ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong

Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn H.pylori sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên bệnh nhân rất dễ tái nhiễm do vi khuẩn HP tồn tại trong bựa răng, nước bọt, dễ lây nhiễm qua ăn uống. Hy vọng trong một tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra vắc-xin ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori.

Vi khuẩn HP – Mầm mống gây nên ung thư dạ dày – 1

Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, thậm chí làm ung thư dạ dày.

Vì vậy, khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét DD-TT, chúng ta cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Tuy nhiên, vấn đề kháng thuốc của H.P đang có khuynh hướng gia tăng và thật sự gây khó khăn cho việc điều trị. Nhiều bệnh nhân sau đợt điều trị kháng sinh dài ngày vẫn còn có kết quả H.P dương tính làm cho họ rất hoang mang. Những trường hợp kháng thuốc này, bác sĩ bắt buộc phải phối hợp thêm nhiều kháng sinh sẽ gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, và nếu dùng liều quá cao, lâu dài thậm chí còn gây viêm gan, suy thận mạn.

Chính vì vậy, giải pháp các chuyên gia y tế đưa ra để tránh tình trạng HP kháng thuốc là phải sử dụng phối hợp và đúng liều 2 kháng sinh hiệu quả và ít bị kháng thuốc trong cộng đồng tối thiểu trong 7 ngày. Ngoài ra phải kết hợp với các thuốc kháng tiết axít mạnh để tạo điều kiện tối ưu cho kháng sinh phát huy tác dụng.

Bình luận

Vi khuẩn HP mầm mống gây bệnh ung thư

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn