Bất ngờ hiệu quả chữa đau dạ dày của 3 loại lá cây quen thuộc

Rate this post

Đau dạ dày là một bệnh dễ mắc phải và đang phổ biến ở nhiều người nhưng không hề dễ chữa và nhanh chóng. Việc sử dụng các loại thuốc chữa đau dạ dày như thuốc giảm đau, chống co thắt,… không được khuyến khích dùng lâu dài vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do vậy hiện nhiều người bệnh chuyển sang dùng thuốc đông y, thảo dược tự nhiên. Dưới đây là 3 bài thuốc từ lá cây quen thuộc và lá cây vú sữa, lá trầu không và mơ lông chữa đau dạ dày rất hiệu quả, an toàn.

Chữa đau dạ dày bằng lá cây vú sữa

Bất ngờ hiệu quả chữa đau dạ dày của 3 loại lá cây quen thuộc

Vú sữa là một loại trái cây được rất nhiều người ưa thích nhờ có vị ngon ngọt và bổ dưỡng cho cơ thể. Trái vú sữa có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid (dầu acid malic), có thể sử dụng tươi hoặc làm nguyên liệu trong nhiều loại cocktail.

Bên cạnh quá vú sữa có nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng, lá vú sữa có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong dân gian. Lá vú sữa có tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày, phục hồi tổn thương, chữa tiêu chảy. Ngoài ra, công dụng của lá vú sữa còn là trị sưng nướu, viêm miệng, giảm ho, trị tiểu đường, xoa các cơn đau nhức xương khớp,…

Để chữa bệnh đau dạ dày bằng lá vú sữa, bạn lấy khoảng 10-12g lượng lá khô đem sắc. Phần thuốc thu được uống 2 lần trong ngày. Người bệnh có thể nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng sao cho phù hợp với tình trạng bệnh để có hiệu quả tốt nhất nhé.

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Bất ngờ hiệu quả chữa đau dạ dày của 3 loại lá cây quen thuộc

Lá trầu không có rất nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó hầu hết mọi người thường chỉ biết đến dùng loại lá này để chữa bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ, giảm đau xương khớp, sát trùng vết thương,… mà ít biết rằng nó còn có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.

Lá trầu không có tác dụng làm giảm đau dạ dày nhanh chóng. Có khả năng cải thiện quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp tuần hoàn bên trong ruột dễ dàng hấp thu và tiêu hóa thức ăn tốt. Trong lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, cân bằng nồng độ pH trong dạ dày. Dùng lá trầu không chữa đau dạ dày có tác dụng làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng ợ hơi, hay ợ chua… Ngoài ra, lá trầu không có thể cân bằng lượng pH, giúp bạn có cảm giác ăn ngon miệng, tăng cảm giác thèm ăn hơn.

Người bệnh có thể uống nước từ lá trầu không để chữa đau dạ dày và làm giảm ngay các triệu chứng của bệnh rất tốt.

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông

Bất ngờ hiệu quả chữa đau dạ dày của 3 loại lá cây quen thuộc

Bài thuốc chữa đau dạ dày, viêm đại tràng bằng lá mơ lông rất nổi tiếng trong dân gian được nhiều người áp dụng cho thấy hiệu quả khả quan và an toàn. Theo đông y, á mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng chữa bệnh phong thấp đau khớp, phúc thống đau bụng, lỵ tật kiết lỵ, phù thũng, thực tích đầy bụng, chậm tiêu, cam tích trẻ em suy dinh dưỡng, can tỳ thũng đại gan, lách to, trúng độc, thoát giang sa trực tràng, bối ung mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới khí hư, thương tổn do trật đả…

Để chữa bệnh đau dạ dày, bạn lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Bình luận

Bất ngờ hiệu quả chữa đau dạ dày của 3 loại lá cây quen thuộc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn