Bí kíp giảm trào ngược dạ dày nhờ củ gừng tươi

Rate this post

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là sự xuất hiện các triệu chứng hoặc tổn lại các mô do dòng trào ngược các dung lượng, thường là acid cũng có thể là mật đi vào thực quản gây ra. Hiện nay căn bệnh này thường xuất hiện nhiều và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Bệnh lý này xuất hiện gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.  Cùng tham khảo bí kíp giảm trào ngược dạ dày thực quản nhờ củ gừng tươi ngay sau đây.

Dược tính của gừng tươi

Ngoài công dụng làm gia vị giúp cho những món ăn thêm ngon lành và bổ dưỡng. Gần đây các nhà nghiên cứu đã tìm ra các thành phần dược chất có trong củ nghệ tươi như: Oleoresin, Tecpen, các vitamin và các phức hợp Methadone, Ginger oil, 6 – Zingiberol …. và một số các hoạt chất khác có trong gừng. Có tác dụng chống viêm, sát trùng, trung hòa acid dịch vị, giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng ợ nóng, ợ chua, đẩy lùi hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Gừng tươi giảm trào ngược dạ dày

Theo Y học Cổ truyền, gừng có tính ấm, ôn trung, là vị thuốc có khả năng chống viêm, giảm sưng đau, chữa các chứng đầy hơi, khó tiêu, trị bệnh dạ dày rất tốt.

Bí kíp giảm trào ngược dạ dày nhờ củ gừng tươi

Tác dụng của trà gừng giúp giảm trào ngược dạ dày 

Cách thực hiện:

– Đem rửa sạch củ gừng rồi cắt thành từng lát nhỏ

– Cho vào tách nước nóng, có thể thêm chút đường cho dễ uống

– Nhấp từng ngụm nhỏ và nhâm nhi vào mỗi buổi sáng.

Trà gừng giảm trào ngược dạ dày

Trà gừng có tác dụng làm thuyên giảm đi các chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày rất tốt.  Nên uống đều đặn vào mỗi buổi sáng để có hiệu quả chữa trị như mong muốn.

Gừng ngâm giấm gạo chữa chứng trào ngược dạ dày

∗ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 kg củ gừng tươi

– 1 lít dấm ăn.

Gừng tươi ngâm giấm gạo

∗ Công thức thực hiện:

– Dùng gừng đã được rửa sạch thái ra từng lát mỏng, cho vào bình thủy tinh.

– Đổ dấm vào bình thủy tinh chứa gừng đã cắt lát nhỏ.

– Tiến hành ngâm trong vòng 1 tuần lễ là có thể sử dụng được.

∗ Sử dụng:

– Mỗi lần dùng nên lấy ra khoảng 3 -4 lát gừng rồi ăn có tác dụng kiểm soát các chứng đau rát bụng, ở nóng do trào ngược dạ dày.

Kết hợp giữa trà gừng, mật ong và chanh tươi 

∗ Nguyên liệu:

– 1 củ gừng tươi rửa sạch

– 1 thìa mật ong

– 1 thìa nước cốt chanh.

Gừng tươi, mật ong và chanh

∗ Cách thực hiện:

– Đập giập củ gừng tươi rồi ép lấy nước

– Pha nước gừng với mật ong và nước cốt chanh theo tỉ lệ đã cho sẵn với nước ấm.

– Dùng để uống, tốt nhất là nên uống vào mỗi buổi sáng giúp làm giảm cảm giác nóng rát, dịu cổ họng rất nhiều.

Giảm trào ngược dạ dày bằng gừng tươi ngâm mật ong

∗ Nguyên liệu:

– Gừng củ

– Mật ong nguyên chất.

Gừng tươi ngâm mật ong

∗ Cách làm:

– Rửa sạch gừng ( chú ý không cạo vỏ ), để ráo nước rồi thái lát.

– Đem phơi ở chỗ thoáng mát cho gừng bay hơi nước và hơi se lại.

– Cho gừng đã phơi vào bình thủy tinh, sau đó đổ mật ong vào ngập gừng.

– Ngâm trong 1 – 2 ngày hoặc cho đến khi quan sát thấy gừng ngã màu và co quắt lại là đem ra dùng được.

– Có thể ăn cùng hoặc sau bữa cơm.

Gừng kết hợp với mật ong có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn, chống độc và chữa chứng đầy hơi, khó tiêu hoặc buồn nôn, nôn do bệnh trào ngược dạ dày.

Lưu ý khi sử dụng gừng tươi để chữa bệnh

– Khi sử dụng gừng để làm giảm chứng trào ngược dạ dày, không nên dùng kèm thuốc aspirin hay những thuốc có tiền chất là coumarin. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thì nên dùng cách xa nhau ít nhất là 4 tiếng.

– Không nên sử dụng gừng tươi cho người bị ho ra máu, băng huyết, trĩ nội hay người bị chảy máu cam… bởi gừng có tác dụng làm tăng tình trạng chảy máu.

– Ngoài ra bạn không nên ăn gừng khi bị đột quỵ, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, nhồi máu và thiếu máu cục bộ… phụ nữ có thai cũng không nên dùng gừng trong thời gian dài.

Trên đây là các bí kíp giúp làm thuyên giảm tình trạng trào ngược dạ dày gây cảm giác khó chịu ở người bệnh. Các bài thuốc từ gừng khá đơn, được áp dụng nhiều thực tiễn và cho hiệu quả chữa trị khá cao. Tuy nhiên người bệnh dùng gừng để điều trị nên chú ý đến liều lượng của nó sao cho thích hợp. Đồng thời phải tiến hành đến các cơ sở y tế để theo dõi tình trạng của bệnh, lắng nghe ý kiến của bác sĩ về cách chữa trị tốt nhất.

Chúc các bạn sớm hồi phục !

Một vài thông tin liên quan: 

– Tư vấn: Địa chỉ khám trào ngược dạ dày thực quản ở đâu tốt

– Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì ?

– Các bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản

Bình luận

Bí kíp giảm trào ngược dạ dày nhờ củ gừng tươi

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn