Tổng quan về vi khuẩn Hp dạ dày và cách nhận biết

Rate this post

Vi khuẩn Hp là thủ phạm gây bệnh dạ dày rất phổ biến nhưng hầu hết mọi người lại không nhận ra sự tồn tại vi khuẩn này trong dạ dày cho tới khi vi khuẩn hoạt động gây viêm loét dạ dày và tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể mới đưa thủ phạm gây bệnh này ra ánh sáng. Chủ động tìm hiểu thông tin về vi khuẩn Hp là gì và cách nhận biết khi vi khuẩn Hp gây bệnh như thế nào cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Vi khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì?

Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng, với hơn 50% dân số thế giới. Có tới 10% số người nhiễm H. pylori có thể bị viêm loét dạ dày, chúng có thể tồn tại trong môi trường axit trong dạ dà và gây ra một số bệnh lý tại dạ dày trong đó có bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng hay gián tiếp gây ra các di chứng nguy hiểm ở dạ dày như thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Phương thức lây truyền Hp được xác định là lan truyền từ người này sang người quan bởi nước bọt, cũng có khả năng bị lây nhiễm qua phân. Điều này có thể giải thích tại sao tỷ lệ lây nhiễm ở các nước nghèo điều kiện vệ sinh kém và thiếu nước sạch hoặc những nơi đông dân. Sau khi ăn phải, vi khuẩn tấn công qua màng nhầy bảo vệ dạ dày để gắn vào các lớp sâu hơn của dạ dày, nơi chúng có thể cư trú trong nhiều năm mà không gây triệu chứng.

Vi khuẩn HP thể tồn tại trong môi trường axit trong dạ dà và gây ra một số bệnh lý tại dạ dày

Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp phần lớn là không gây ra các triệu chứng bên ngoài, số khác khi phát bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Đau bụng được mô tả với cảm giác đau rát, nóng bỏng ở vùng bụng dưới xương sườn, cơn đau dữ dội kéo dài nhiều giờ hoặc đau quặn thắt.
  • Chán ăn, ăn mất ngon
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi
  • Chảy máu đường tiêu hóa gây nôn ra máu hoặc đi đại tiện phân đen tanh hôi.

Thông thường các triệu chứng xảy ra sau khi ăn, và buổi sáng sớm khi ngủ dậy vì đây là thời điểm dạ dày rỗng có chứa acid dịch vị  có thể bào mòn niêm mạc dạ dày gây viêm và đau dạ dày. Tình trạng  bệnh lý kéo dài và không có cách điều trị hợp lý sẽ gây viêm loét thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp có thể điều trị khỏi bằng phác đồ kháng sinh, nhưng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt và hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa, tỷ lệ kháng thuốc của người bệnh.

➢ Xem thêm gợi ý liên quan: Phác đồ điều trị Hp đang dùng hiệu quả  nhất hiện nay

Chẩn đoán vi khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn Hp dựa vào chẩn đoán thông qua triệu chứng cảm quan bên ngoài thôi chưa đủ, các bác sĩ còn phải tiến hành thử nghiệm một số xét nghiệm mới cho kết quả chính xác nhất. Thử nghiệm nhiễm Hp có thể được thực hiện trên mẫu máu, phân, hoặc hơi thở. Hoặc tiến hành sinh thiết hoặc mảnh nhỏ mô từ niêm mạc của đường tiêu hóa thu được trong quá trình nội soi có thể được kiểm tra với sự hiện diện của H. pylori. Cụ thể các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp hay gặp bao gồm:

1/ NỘI SOI SINH THIẾT KIỂM TRA VI KHUẨN HP DẠ DÀY 

Tiến hành thủ thuận này các bác sĩ sẽ kết hợp việc soi dạ dày bằng cách đưa ống nội soi qua  miệng – thực quản xuống dạ dày quan sát. Đồng thời tại vị  trí tổn thương bác sĩ sẽ lấy 1 mảng sinh thiết để mà xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn để khẳng định có dương tính với vi khuẩn Hp hay không.

Cách này được cho là đánh giá chính xác nhất tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, bác sĩ cũng đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh nhằm đưa ra phác đồ điều trị một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và gây viêm trợt dạ dày nên tuyệt đối không sử dụng phương pháp này nhiều lần khi không cần thiết.

2/ TEST THỞ URE XÁC ĐỊNH VI KHUẨN HP DẠ DÀY

Có một phương pháp đơn giản hơn nội soi đó là bệnh nhân có thể tiến hành test thở ure phát hiện vi khuẩn trong hơi thở. Bệnh nhân sẽ thở sâu vào một thiết bị, sau đó đánh giá hơi thở qua chỉ số phân tích bằng tiết bị phân tích. nếu dương tính với vi khuẩn Hp là có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Có 2 dụng cụ test 1 là dùng thẻ hoặc là dùng bóng test tùy bệnh nhân lựa chọn nhưng kết quả là giống nhau.

Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả khá nhanh và chính xác, bệnh nhân không chịu bất kì tổn thương nào. Đây là phương pháp thích hợp cho trường hợp cần đánh giá lại hiệu quả sau khi điều trị.

3/ XÉT NGHIỆM QUA PHÂN 

Vi khuẩn Hp có thể theo phân ra ngoài, vì thế xét nghiệm mẫu phân người bệnh bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang để biết sự tồn tại vi khuẩn Hp trong dạ dày. Phương pháp này cho kết quả chính xác nhưng khá bất tiện về vấn đề vệ sinh trong quá trình thực hiện.

4/ XÉT NGHIỆM MÁU 

Xét nghiệm máu không trực tiếp tìm thấy vi khuẩn Hp trong máu, mà các bác sĩ tiến hành tìm kháng thể vi khuẩn Hp trong máu, nếu chỉ số kháng thể hp trong máu gia tăng thì có nghĩa là vi khuẩn Hp có trong dạ dày. hi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP cơ thể bệnh nhân sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp, loại kháng thể này di chuyển trong máu nên khi xét nghiệm máu sẽ xác định được vi khuẩn Hp. Tuy nhiên phương pháp này nhiều khi không chính xác và có thể cho kết quả sai trong điều trị.

→ Khi nào nên tới bệnh viện kiểm tra vi khuẩn HP: 

Các bác sĩ khuyên rằng đối với người bệnh nếu gặp phải các triệu chứng khác thường xảy ra ở đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn rối loạn tiêu hóa thì nên tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Đặc biệt trường hợp nôn ra máu hoặc đi đại tiện phân màu đen, xi măng, hoặc đẫm máu là các trường hợp khẩn cấp về y tế và không nên bỏ qua, cần gấp rút tới khoa cấp cứu tránh trường hợp xuất huyết dạ dày nhiều gây mất máu dẫn tới tử vong.

GỢI Ý XEM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 Theo: ViMed.Org

Bình luận

Tổng quan về vi khuẩn Hp dạ dày và cách nhận biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn