Bị đau dạ dày khi mang thai nên uống thuốc gì ?

Rate this post
Những thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân khiến cho các bệnh lý có thể xuất hiện, trong đó có bệnh đau dạ dày. Có thể là các bệnh vừa mới phát sinh hoặc người mang thai đã có tiền sử bệnh dạ dày trước đó, và sự thay đổi trong quá trình mang thai là dịp để quay trở lại và tiến triển nặng nề hơn. Nhiều bà bầu thắc mắc không biết bị đau dạ dày khi mang thai nên uống thuốc gì ? Chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp qua các thông tin ngay sau đây. 

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau dạ dày

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho phụ nữ trong thời lý mang thai bị đau dạ dày là do sự thay đổi nội tiết tố, những suy nghĩ lo âu, căng thẳng quá mức khiến cho tình trạng bệnh lý dạ dày xuất hiện, đặc biệt là viêm loét dạ dày – tá tràng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, khi thai nhi phát triển càng lớn thì tử cung sẽ to lên, điều này khiến cho vị trí dạ dày bị thay đổi, các thức xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây khó tiêu, ảnh hưởng lớn đến niêm mạc dạ dày và gây nên các cơn đau.

Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày

Đau dạ dày ở phụ nữ thời kỳ mang thai

Ngoài ra, trong quá trình thai nghén, một số phụ nữ không ăn được các thức ăn bình thường mà chỉ thích ăn những đồ chua cay, quả chua như xoài, cóc, mận, chanh, muối ớt… những loại đồ ăn chứa nhiều acid và vị cay này sẽ gây nguy hại cho dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương và gây ra những cơn đau cho các bà bầu.

Thế nhưng, đau dạ dày khi mang thai thường dễ nhầm lần với các dấu hiệu của thai nghén. Tuy nhiên, nếu chỉ bị nghén bà bầu sẽ không có cảm giác ợ chua, đau âm ỉ hoặc nóng rát ở vùng thượng vị như đau dạ dày, đặc biệt đau dạ dày thường nặng lên khi người bệnh quá đói hoặc quá no.

Bị đau dạ dày khi mang thai nên uống thuốc gì ?

Bệnh lý đau dạ dày xảy ra ở phụ nữ mang thai gây tác động không nhỏ không chỉ đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bà bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng thuốc của bà bầu phải thật sự cẩn trọng, nhằm tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Thuốc dùng cho bà bầu bị đau dạ dày

– Đầu tiên, khi phát hiện bệnh lý đau dạ dày xảy ra trong quá trình mang thai. Các bà bầu phải tìm gặp ngay bác sĩ để được khám, chẩn đoán và tư vấn cách chữa trị thích hợp nhất. Các thuốc thông thường được các bác sĩ chỉ định cho phụ nữ mang thai bị đau dạ dày là:

+ Thuốc kháng axit: Các thuốc này có chức năng thực hiện phản ứng trung hòa axit hidrocloric (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa của dạ dày, giúp làm tăng độ pH và làm giảm axit ở dạ dày.

Thuốc kháng axit dành cho bà bầu

Thuốc kháng axit có thể là lựa chọn dành cho bà bầu bị đau dạ dày

+ Kháng thụ thể H2: Sau khi sử dụng các thuốc kháng axit không giảm, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định các thuốc ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 tại tế bào thành dạ dày, nên ức chế bài tiết axit dịch vị khi không cần thiết. Các thuốc này có tác dụng làm liền các vết loét dạ dày, tá tràng, làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc trên đối với thai phụ phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều dùng và thời gian dùng thích hợp. Một số loại thuốc thuộc nhóm Metronidazol và Tetracylin là chống chỉ định đối với phụ nữ đang mang thai.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau

Không dùng thuốc giảm đau cho bà bầu

Phụ nữ thời kỳ mang thai bị đau dạ dày không nên dùng thuốc giảm đau

Các chuyên gia khuyến cáo về việc không sử dụng thuốc giảm đau cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đau dạ dày. Bởi vì, phần lớn các thuốc từ máu người mẹ có thể sẽ thấm qua nhu thai vào máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Bất kể giai đoạn nào trong suốt thai kỳ, những phụ nữ mang thai phải đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng thuốc, nhất là việc dùng thuốc giảm đau.

Lời khuyên của thầy thuốc

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để giúp thuyên giảm tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ thời kỳ mang thai, tốt nhất nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, các bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Tránh ăn các thức ăn gây hại cho dạ dày như các đồ ăn có vị chua, cay… Không nên để quá đói hoặc quá no. Mặt khác, nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Sau mỗi bữa ăn nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng. Nếu vận động và luyện tập thì nên thực hiện sau ăn 2 – 3 giờ. Bên cạnh đó, phụ nữ thời kỳ mang thai nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng. Tránh những bức xúc, cáu gắt bực bội làm ảnh hưởng đến quá trình tăng tiết axit dịch vị, gây nên bệnh đau dạ dày.

Một số thảo dược từ thiên nhiên có thể là lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đau dạ dày. Những phương pháp chữa trị bệnh dạ dày cho bà bầu được dân gian lưu truyền và áp dụng như:

 – Dùng nghệ với mật ong trị đau dạ dày cho bà bầu: Có tác dụng chống viêm loét dạ dày, giảm tiết axit dịch vị, tạo nên màng bọc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.

– Chuối sứ xanh tán bột: Đem phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày bổ sung vào bữa ăn một ít bột chuối sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm loét do dạ dày gây ra, từ đó giảm đau hiệu quả cho các mẹ bầu.

Bạn đọc cần quan tâm:

 

Bình luận

Bị đau dạ dày khi mang thai nên uống thuốc gì ?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn