Cách làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày
Axit trong dạ dày có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể, là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit và protein để chuyển thành chất đơn giản hơn giúp cơ thể dễ hấp thụ. Tuy nhiên nếu vì một ly do nào đó khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng lên hoặc bị dư thừa sẽ gây nguy hiểm gây ra các tổn thương trong dạ dày và là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác về đường tiêu hóa. Chính vì thế mỗi người cần chú ý làm giảm lượng axid dư thừa trong dạ dày nếu phát hiện sớm bằng một số cách đơn giản như dưới đây nhé.
Dấu hiệu bệnh dư thừa axit trong dạ dày
Tùy theo từng mức độ và lượng axit dư thừa trong dạ dày mà biểu hiên ra ngoài thông qua các triệu chứng cụ thể.
– Với những trường hợp lượng axit trong dạ dày có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) có khả năng mắc bệnh khó tiêu.
– Các triệu chứng bên ngoài như da bị nổi mụn, nhọt, da khô, người mệt mỏi, khó tập trung, căng thẳng đầu óc, nước tiểu sẫm màu kéo dài đều là những biểu hiện của dư axit.
– Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, ợ chua, đầy hơi,…
Các triệu chứng nêu trên do dư thừa axit dạ dày tạo ra cảm giác rất khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe. Nếu để lâu ngày không được chữa trị sẽ làm hại tới chức năng của cơ quan này và là nguyên nhân gây ra các bệnh khác về đường tiêu hóa nguy hiểm hơn như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Do vậy rất cần phải được khắc phục hiệu quả.
Cách làm giảm lượng dư thừa axit trong dạ dày
Người bệnh hoàn toàn có thể tự khắc phục, làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày bằng cách thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học. Quan trọng nhất đó là bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống có lợi cho tình trạng bệnh gồm tăng cường bổ sung các loại rau quả tươi, hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng, chất kích thích (caffeine, thuốc lá, rượu, bia).
Trong quá trình áp dụng chế độ ăn uống giúp ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng do dư thừa axit dạ dày, người bệnh nên thường xuyên bổ sung các loại trái cây hoa quả dưới đây có tác dụng rất tốt:
– Chuối: chuối có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nhất là các loại vitamin B6, B12 có tác dụng trung hòa axit dư trong dạ dày, giảm viêm tấy và sưng phồng đường ruột. Bạn có thể nên ăn chuối vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt. Hoặc kết hợp với sữa và mật ong sẽ tốt cho dạ dày.
– Táo: nhờ có chứa axit và các enzym có khả năng trung hòa axit trong dạ dày nên ăn táo có tác dụng làm giảm lượng axit sạ dày rất hiệu quả.
– Khoai tây, khoai lang và bí đỏ có chứa thành phần tinh bột rất cao có tác dụng chuyển hóa glucose giúp bảo vệ dạ dày, lượng axit có trong dạ dày sẽ bị tinh bột trung hòa, giảm đi cảm giác ợ nóng khó chịu. Bí đỏ không chỉ cùng cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể mà còn có tác dụng thanh lọc, giải độc và chữa lành vết viêm loét hiệu quả.
– Dưa chuột: có tính mát, thanh nhiệt, dưa chuột cũng có tính kiềm, tuy nhiên lượng kiềm và axit có trong dưa chuột không làm ảnh hưởng tới cơ vòng thực quản dưới. Dưa chuột giảm nhiệt và ngăn ngừa các cơn đau dạ dày do trào ngược gây ra.
Bạn cũng có thể lựa chọn ăn nhiều dưa hấu cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể rất tốt, đồng thời chất axit amin citrulline giúp cơ thể trong việc tạo ra amoniac, sẽ giúp duy trì nồng độ axit trong dạ dày.
Lưu ý, người bệnh cần chú ý ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no vào buổi tối để tránh gây áp lực cho dạ dày và làm tăng nồng độ axit.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!