Triệu chứng và cách điều trị nhiễm vi khuẩn hp dạ dày
Hiện nay, nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày là tình trạng phổ biến và có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao. Tuy vi khuẩn Hp chủ yếu gây viêm loét dạ dày – tá tràng nhưng nó cũng là thủ phạm chính gây ra căn bệnh ung thư dạ dày, đe dọa đến sự sống của chúng ta. Việc nhận biết các triệu chứng và phương pháp điều trị nhiễm vi khuẩn hp dạ dày sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời và đẩy lùi căn bệnh này hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người yêu thương.
Vi Khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter Pylori, gọi tắc là H.Pylori hoặc vi khuẩn Hp. Đây là một loại xoắn khuẩn gram(-) sống trong môi trường thiếu oxy, phổ biến ở lớp nhầy của niêm mạc dạ dày và sản sinh ra catalase phá hủy thành niêm mạc dạ dày, gây viêm nhiễm mãn tính tổn thương đến dạ dày.
Vi khuẩn Hp dễ lây từ người này sang người khác qua nước bọt khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, chén bát muỗng đũa, mớm thức ăn hay hôn trực tiếp…Bên cạnh đó, nếu chúng ta ăn thức ăn bị côn trùng như ruồi, gián có tiếp xúc với phân người bị nhiễm khuẩn hp đậu vào cũng dễ bị lây bệnh.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày
Khi bị nhiễm vi khuẩn hp dạ dày, người bệnh thường không có triệu chứng đặc trưng nên rất khó phát hiện. Chỉ khi nào người bệnh nhận biết được mình bị đau bao tử, viêm loét dạ dày – tá tràng thì lúc này vi khuẩn Hp mới được phát hiện.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết được mình đã nhiễm vi khuẩn Hp nếu cảnh giác với các triệu chứng sau đây:
- Đau hoặc cảm thấy bỏng rát ở vùng bụng.
- Khi đói, cơ đau bụng tăng mạnh hơn.
- Đầy bụng, ợ hơi chua, không muốn ăn, buồn nôn dù không ăn gì.
- Buổi sáng thường hay nôn khan.
- Người mệt mỏi, cân nặng sụt giảm không biết lý do.
Ngoài ra, nếu môi trường sống không đảm bảo, vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, sống chung với người bị nhiễm vi khuẩn Hp… cũng sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh cao hp dạ dày hơn.
Những biến chứng thường gặp khi bị nhiễm Hp dạ dày
Khi vi khuẩn Hp khu trú trong dạ dày có thể gây ra các biến chứng sau:
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: vi khuẩn Hp sẽ gây tổn thương đến chất nhầy trong niêm mạc dạ dày gây loét dạ dày, xung huyết niêm mạc dạ dày gây viêm dạ dày…
- Ung thư dạ dày: không chỉ gây viêm loét dạ dày, vi khuẩn Hp còn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Nội dung làm gì khi bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ giúp ích cho bạn
Phương pháp điều trị vi khuẩn Hp dạ dày
Phương pháp xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Hp dạ dày
Để nhận biết người bệnh có bị bệnh Hp dạ dày hay không, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện vi khuẩn Hp dương tính. Các xét nghiệm đó là:
– Kiểm tra hơi thở : đây là phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao, dựa trên hơi thở của người bệnh. Người bệnh được cho uống C13 hoặc C14, là một loại cacbon đánh dấu. Nếu có nhiễm Hp, thì C13 hoặc C14 sẽ phản ứng với men urease, thở ra CO2 chứa một trong hai loại cacbon này. Trước 1 tháng khi làm xét nghiệm này, người bệnh không được sử dụng kháng sinh, các thuốc giảm tiết axit…
– Xét nghiệm qua nội soi dạ dày: người bệnh được nội soi và lấy mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày rồi thực hiện các phương pháp như clo-test, quan sát bằng kính hiển vi… để phát hiện Hp dương tính.
– Xét nghiệm máu: xác định người bệnh có bị nhiễm Hp trong thời gian gần đây hay không bằng việc tìm kháng thể chống Hp trong máu. Tuy nhiên cách này lại không thể xác định được bệnh nhân còn hay đã hết nhiễm vi khuẩn Hp.
Điều trị vi khuẩn Hp dạ dày gây bệnh viêm dạ dày
Vì các triệu chứng bệnh Hp dạ dày thường mơ hồ và khó nhận biết. Do đó, một khi đã xét nghiệm người bệnh có vi khuẩn Hp dương tính thì biện pháp điều trị là tiêu diệt vi khuẩn này kết hợp với việc điều trị triệu chứng.
– Nếu người bệnh viêm dạ dày hp dương tính kéo dài, liệu pháp chính là điều trị vi trùng H. Pylori. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có khả năng kháng thuốc cao, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Do đó, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày cụ thể bằng việc sử dụng kết hợp các loại thuốc khác nhau. Đối với người bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần kết hợp điều trị với thuốc chống viêm, thuốc chữa lành vết loét, thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc chống acid bảo vệ niêm mạc dạ dày…thì mới đem lại hiệu quả.
– Thời gian sử dụng thuốc điều trị hp dạ dày trung bình khoảng 1-2 tháng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Người bệnh cũng cần phối hợp uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, có thể là trước hoặc sau bữa ăn tùy theo từng loại thuốc mới tác huy được tác dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tuân thủ các quy tắc sau đây:
- Ăn uống đúng giờ cố định, không để dạ dày quá đói hoặc quá no.
- Kiêng hem các thức ăn sau: thức ăn nhiều dầu mỡ, thức uống chứa chất kích thích, chất gây nghiện, thức ăn có vị chua cay…
- Chế độ ăn cho người đau dạ dày: chỉ sử dụng thức ăn chín, mềm; ăn nhiều rau củ quả; nhai kỹ, nuốt chậm.
- Không được tự ý sử dụng thuốc ngoài phác đồ điều trị như thuốc chứa Vitamin C, axít folic điều trị thiếu máu, thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
- Có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress, làm việc quá sức, thức khuya…
– Sau một thời gian sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, người bệnh được cho ngưng thuốc 15 ngày để kiểm tra xem đã tiêu diệt hết vi khuẩn Hp hay chưa. Nếu kết quả xét nghiệm cho Hp âm tính thí mới chắc chắn đã điều trị bệnh thành công. Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Sau khi khỏi bệnh, người bệnh cũng nên tuân thủ những quy tắc trên đây để ngăn ngừa bệnh hp dạ dày tái phát. Đồng thời, cho người thân trong gia đình đi kiểm tra có bị Hp dương tính hay không để tránh bệnh lây lan trở lại.
Bệnh Hp dạ dày không khó điều trị nếu người bệnh theo dõi sức khỏe định kỳ và thực hiện đúng và đầy đủ theo phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày của bác sĩ. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học chính là yếu tố giúp người bệnh chống lại vi khuẩn Hp một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: CHIA SẺ ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM DẠ DÀY VI KHUẨN HP+ (DƯƠNG TÍNH)
Cho e hỏi , đau da dày voi nhiem trung bao tử có giống nhau ko ạ
Bạn em bị nhiễm Hp, nhưng trước đó vài ngày khi bạn em đi làm xét nghiệm thì bọn em có ăn uống chung. Như vậy cho em hỏi, em có thể bị nhiễm bệnh hay không, em có nên đi tới bệnh viện kiểm tra hay không? Mong bác sĩ cho em 1 lời khuyên