Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với một xã hội ngày càng phát triển kèm theo sự thay đổi về chế độ ăn uống, về lối sống, căn bệnh này ngày càng có tỉ lệ người mắc bệnh gia tăng; bên cạnh đó, nhiều người cũng rất chủ quan khi mắc bệnh này nên càng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần phải biết cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình được tốt nhất.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng các chất pepsin, dịch mật, HCl… có trong dạ dày dưới tác động của nhiều nguyên nhân mà bị trào ngược theo từng đợt hoặc thường xuyên lên thực quản và gây ra các tổn thương tại bộ phận này.
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản
– Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học
Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng… Hay ăn quá no,thường xuyên ăn đêm, sau khi ăn không vận động để tiêu hóa mà đi nằm liền rất dễ khiến dạ dày bị kích ứng sản sinh ra nhiều acid và gây áp lực cho cơ thắt thực quản dưới là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá, uống rượu bia cũng là nguy cơ thúc đẩy tiết nhiều dịch vị trong dạ dày khiến dạ dày bị ăn mòn và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
– Stress
Stress cho chịu nhiều áp lực quá mức từ công việc, gia đình hay trong các mối quan hệ xã hội khiến thần kinh bị căng thẳng có thể làm tăng chất cortisol, chất này lại khiến acid trong dạ dày tiết ra nhiều làm tăng trương lực co bóp của dạ dày và đẩy các dịch vị như HCl, pepsin…trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, tình trạng stress kéo dài khiến thần kinh căng thẳng cũng ảnh hường đến cơ co thắt thực quản dưới, dễ gây trào ngược dịch vị và kéo theo các triệu chứng buồn nôn, đau rát thực quản hay viêm nhiễm đường tiêu hóa…
– Viêm loét dạ dày hay tá tràng
Khi dạ dày tá tràng bị loét, các chức năng co bóp và tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo, việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm lại, cơ thắt thực quản dưới chịu thêm nhiều áp lực, thức ăn tiếp xúc với các vết viêm loét của dạ dày có thể khiến acid và các dịch vị trong dạ dày tăng mạnh trào ngược lên ống thực quản.
– Các yếu tố khác
Các yếu tố như cơ thắt thực quản dưới kém, người bệnh bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, béo phì hay do tai nạn cũng có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
– Người bệnh thấy ợ hơi khi đói, thường xuyên ợ nóng, ợ chua.
– Hiện tượng buồn nôn xảy đến nhiều hơn nhất là trong hoặc sau khi ăn.
– Ngực bị đau tức, đau thắt.
– Lượng nước bọt tiết ra nhiều.
– Dây thanh quản bị viêm nên có thể khiến giọng nói bị khàn, đau họng, hoặc gây ho hen.
– Thực quản bị tổn thương nên niêm mạc bị phù nề khiến người bệnh khó nuốt thức ăn.
– Miệng đắng.
Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo Tây y
Đối với những bệnh nhân mới phát bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt bằng cách gối cao đầu khi ngủ, hạn chế các thức ăn quá nhiều chất béo hay dầu mỡ, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị theo các nhóm thuốc sau:
– Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm chống tiết acid:
Các thuốc nhóm này như Maalox, Gelusil, Mylanta, Tums… có tính kiềm nên trung hòa acid trong dạ dày, chống trào ngược axit dạ dày hiệu quả, thường dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ. Các thuốc này cũng cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá nhanh nhưng thời gian duy trì tác dụng của thuốc lại khá kém.
– Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm ức chế bơm proton:
Các thuốc như Esomeprazole, omeprazole, lansoprazole.. có tác dụng giảm ợ chua, ợ nóng và làm lành tổn thương cho thực quản rất tốt, thường được dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, tá tràng…
– Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm ức chế thụ thể H2:
Các thuốc này có khả năng giảm tiết dịch vị acid trong dạ dày nên làm giảm các triệu chứng ợ hơi chua hiệu quả. Các thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể H2 như famotidine, ranitidine, cimetidine thường được phối hợp với các thuốc làm rỗng dạ dày như metoclopramide, mosapride, domperidone… để chống trào ngược dạ dày, chống nôn, can thiệp vào quá trình vận chuyển xuống ruột.
Ngoài ra, nếu bệnh ở giai đoạn nặng, kháng trị có biến chứng dù đã dùng mọi cách chữa trào ngược dạ dày thực quản trong một thời gian dài mà không khỏi thì người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp xâm lấn bằng các phẫu thuật phù hợp.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo Đông y
Theo Đông y, bệnh trào ngược dạ dày thực quản thuộc chứng khí nghịch, tùy theo các triệu chứng mà có các thể bệnh khác nhau. Từ đó, Đông y có các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản phù hợp với từng thể bệnh sau đây:
– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thể nhiệt:
Người bệnh có biểu hiện: ợ chua ra nước vàng có mùi, khát nước lạnh, da nóng, ăn vào là bị trào ngược…
Bài thuốc: Dùng rau má 16g, gạo nếp (sao vàng) 16g, hoắc hương 12g, lá dành dành (sao vàng) 8g, gừng tươi 12g đem sắc kỹ với 3 chén nước còn lại 1 chén, chia uống ngày 3 lần, uống sau khi ăn nửa tiếng.
– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thể hàn:
Người bệnh có biểu hiện: ợ nước chua, ăn không tiêu, sợ lạnh, đau bụng, đại tiện lỏng…
Bài thuốc: hoắc hương 12g, vỏ quýt 12g, tô tử 12g, gừng khô 8g, củ sả 10g, gừng tươi 8g đem sắc kỹ với 3 chén nước còn lại 1 chén, chia uống ngày 3 lần, uống sau khi ăn nửa tiếng.
– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thể thương thực:
Người bệnh có triệu chứng: ợ chua, hôi miệng, đầy bụng chán ăn, đau bụng, trào ngược mùi chua…
Bài thuốc: hoắc hương 12g, vỏ rụt 12g, vỏ quýt (trần bì) 12g, sinh khương (gừng tươi) 12g, củ sả 8g đem sắc kỹ với 3 chén nước còn lại 1 chén, chia uống ngày 3 lần, uống sau khi ăn nửa tiếng.
Trên đây là một số kiến thức và cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn cho mình phương pháp Tây y hoặc Đông y để chữa bệnh đầu có thể mang đến hiệu quả cao. Trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp để hỗ trợ chữa bệnh được nhanh chóng và tìm lại được sức khỏe của mình.
Chúc bạn thành công!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!