Các bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản

Rate this post

Trào ngược dạ dày thực quản là một rối loạn mãn tính của hệ thống tiêu hóa. Việc quan trọng để chữa trị tình trạng trên là giáo dục người bệnh thay đổi lối sống của họ, đồng thời hình thành nên thói quen mới để mang lại hiệu quả chữa bệnh lâu dài. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành thì các bài tập yoga có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. 

Trào ngược dạ dày thực quản là gì ?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi acid dạ dày hoặc đôi khi là mật chảy ngược trở lại vào thực quản gây nên triệu chứng điển hình là ợ nóng: Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ, thường xảy ra 30 – 60 phút sau khi ăn và khi ngồi tựa phía sau. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị xuất hiện một số các triệu chứng kèm theo như: đau ngực, khó nuốt, ho khan, khan tiếng hay đau họng, nôn thức ăn hoặc dịch chua lỏng…

Trào ngược dạ dày thực quảnTrào ngược dạ dày thực quản gây ra cảm giác ợ nóng

Những đối tượng thường có nguy cơ cao xảy ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản là: Người bị béo phì, nghiện thuốc lá, người mang thai hoặc người bị mắc cái bệnh hen suyễn, thoát vị, hội chứng Zollinger – Ellison, tiểu đường, khô miệng, chậm tiêu hóa của dại dày…

Các bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một lối sống sinh hoạt lành mạnh cùng với việc sử dụng thuốc để điều trị, thì tập yoga cho thấy được công dụng rất tốt trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mỗi ngày các bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 20 – 30  phút tập luyện, sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt và các triệu chứng sẽ dần biến mất đi. Cùng tìm hiểu và áp dụng các bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay sau đây.

Bài 1: Bài tập yoga với tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang không chỉ tốt đối với bệnh nhân bị đau lưng, người bệnh tim mạch mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp làm giảm bớt căng thẳng và áp lực lên cơ bụng.

Bài tập yoga tư thế rắn hổ mang

Chữa chứng trào ngược dạ dày thực quản với bài tập yoga tư thế rắn hổ mang

∗ Bài tập thực hiện như sau: 

– Nằm sấp, cằm ngước lên một chút, cổ giữ thẳng

– Tay đặt dưới vai, bên cạnh ngực. Chụm 5 ngón tay lại và lòng bàn tay úp phẳng xuống sàn. Đầu ngón giữa ngang vai, đầu ngón út ở vị trí ngang cơ Delta. Tay đặt cố định, trọng lượng cơ thể dồn vào hai bàn tay.

– Chụm ngón chân và mũi chân hai bên lại với nhau, mũi chân duỗi thẳng như đuôi con rắn.

– Xiết căng cơ chân và cơ mông. Khép hai khuỷu tay chạm vào người, xoay vai lên và nhìn lên. Hít sâu, dùng cơ lưng nâng người lên, lúc này tay gập lại một chút. Bụng vẫn chạm sàn nhưng mạn sườn thì phải nâng lên.

– Khép khuỷu tay xuống, cánh tay luôn ép sát thân người. Vai kéo về phía sau, ngực và vai căng lên. Khi thở ra đẩy mạn sườn xuống, khi hít vào nâng ngực lên.

– Để nguyên tư thế hít thở sâu hơn. Hít vào, thở ra như vậy rồi từ từ hạ xuống, thả lỏng cơ thể.

Bài 2: Yoga với tư thế châu chấu

Bài tập yoga tư thế châu chấu

Bài tập yoga tư thế châu chấu giúp giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản

∗ Động tác:

– Toàn bộ cơ thể nằm úp trên sàn, hít thở chậm và sâu bằng mũi.

– Hai bàn tay vòng ra sau lưng và nắm chặt lại với nhau, nâng nhẹ đấu lên, cằm hơi ngước ra phía trước và lên trên.

– Giữ chặt hai chân hít vào và dùng lực nâng hai chân lên như con châu chấu, để nguyên tư thế này trong 5 – 6 giây.

– Thở ra đều và từ từ hạ chân xuống, thả lỏng tay, nghiêng đầu và thư giãn toàn thân trong vòng 5 giây rồi thực hiện lại từ đầu.

Bài tập yoga với tư thế con châu chấu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp điều trị tình trạng táp bón, giảm nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản.

Bài 3: Tư thế yoga vòng cung

Bài tạo này là sự kết hợp giữa tư thế rắn hổ mang và tư thế châu chấu có tác dụng giúp làm khỏe và nuôi dưỡng nội tạng. Tăng cường chức năng thận, giảm táo bón và hạn chế triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bài tập yoga tư thế vòng cung

Yoga với tư thế vòng cung giúp ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản

∗ Động tác thực hiện: 

– Nằm úp cơ thể trên sàn tập, co hai đầu gối về phía lưng, hai tay duỗi thẳng và nắm lấy hai cổ chân.

– Nâng đầu lên từ từ, ngực căng ra tạo thành dáng người như cung tên.

– Hướng người lên và dồn toàn bộ trọng lực lên vùng bụng. giữ nguyên tư thế này trong khoảng vài giây.

– Sau đó thở ra và từ từ đưa cơ thể trở về tư thế ban đầu. Thư giãn một thời ngắn rồi tiếp tục làm lại như cũ.

Bài 4: Tập yoga với tư thế gập bụng

Tư thế gập bụng giúp massage các cơ quan nội tạng, kích thích tiêu hóa và góp phần cải thiện những vấn đề của đường tiêu hóa như: táo bón, trào ngược dạ dày thực quản…

Yoga tư thế gập bụng

Giảm thiểu chứng trào ngược dạ dày thực quản với bài tập yoga tư thế gập bụng

∗ Bài tập như sau:

– Ngồi xuống sàn nhà, duỗi thẳng hai chân.

– Cúi gập người về phía trước đồng thời đưa hai tay giữ lấy hai đầu mũi chân.

– Nếu có thể bạn gập đầu xuống chạm gối, hai tay vòng qua ôm lấy hia bàn chân.

– Giữ nguyên tư thế cho trong vài giây rồi thả lỏng và quay về tư thế ban đầu.

Các bài tập yoga với các tư thế trên đây có hiệu quả tốt khi chúng ta thực hiện kiên trì và đều đặn. Bạn có thể chọn một nơi yên tĩnh để tập, sàn tập phẳng và trong quá trình tập nên tĩnh tâm để đạt hiệu quả chữa trị trào ngược dạ dày thực quản tối ưu nhất.

Chúc các bạn thực hiện thành công !

Bạn cần quan tâm:

Bình luận

Các bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn