Mách bạn cách chữa táo bón bằng lá dâu tằm

Rate this post

Theo Đông y, lá dâu có vị ngọt, tính lạnh; có tác dụng thanh đờm; thường dùng chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng, ho khan, nhức đầu, chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ và trị táo bón hiệu quả. Mách bạn cách chữa táo bón bằng lá dâu tằm, chỉ sau vài lần thực hiện việc đại tiện sẽ trở lại bình thường.

Người xưa gọi cây dâu là Tang. Trong Đông y, lá dâu tên là Tang diệp, quả dâu là Tang thầm, vỏ rễ cây râu là Tang bạch bì, tầm gửi trên cây dâu là Tang ký sinh, tổ bọ ngựa trên cây dâu là Tang phiêu tiêu, cành dâu là Tang chi. Tất cả đều là vị thuốc chữa bệnh công hiệu ít ai biết đến.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây dâu

➢ Quả dâu vị chua ngọt, tính bình; có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng,  lợi khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, làm an thần, thính tai, tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Thường được dùng chữa bệnh can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, viêm khớp dạng thấp.

➢ Vỏ rễ dâu vị ngọt, tính lạnh; có tác dụng thanh đờm, lợi tiểu. Thường dùng để chữa ho suyễn, tiêu hơi ứ phổi, phù phía trên thận.

➢ Cành dâu vị đắng tính bình, vào kinh can; giúp chữa phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức.

➢ Tầm gửi dâu vị đắng tính bình vào hai kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa. Thường dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ xong không có sữa, đau mỏi lưng.

➢Tổ bọ ngựa dâu vị ngọt mặn, tính bình vào hai kinh can và thận; có tác dụng chữa di tinh, đái són, đái nhiều lần, kinh nguyệt bế.

➢ Sâu dâu được dùng để đau mắt, nhiều nước mắt, trị đái dầm, nghiến răng cho trẻ.

➢ Lá dâu có vị ngọt, tính lạnh; có tác dụng thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi. Thường dùng trị đau họng, ho khan, nhức đầu, chữa trẻ em hay ra mồ hôi trộm hữu hiệu. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng lá dâu tằm để khắc phục triệu chứng táo bón nhanh chóng và đơn giản theo cách sau:

Hướng dẫn cách dùng lá dâu tằm trị táo bón

Chuẩn bị: Dùng một nắm to lá dâu tằm (loại bánh tẻ khoảng 200 lá).

Cách thực hiện: Lá dâu tằm rửa sạch để ráo nước rồi cho vào ấm đổ thêm 2 lít nước đun. Khi đun sôi thì vặn nhỏ lửa đun tiếp 15 phút nữa rồi để nước nguội bớt và uống trong ngày lúc ấm.

**Lưu ý:

➛ Thực hiện liên tiếp để đạt hiệu quả tốt. Sau khi đã thông đại tiện, thì không nên dùng nữa bởi nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng đi cầu lỏng.

➛ Nên trữ nước trong phích giúp giữ ấm để uống sẽ tốt hơn.

➛ Chỉ dùng nước thuốc trong ngày.

Táo bón lâu ngày có thể gây ra những tổn thương ở hậu môn trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ. Do đó, nếu đã thử khắc phục nhưng không mang lại hiệu quả hãy thăm khám và chữa trị sớm.

➟ Tham khảo: Bị bệnh trĩ khám ở khoa nào?

Bình luận

Mách bạn cách chữa táo bón bằng lá dâu tằm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn