Tỷ lệ viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori cao

Rate this post
Bệnh liên quan tới dạ dày hầu như đều là các bệnh lý dễ thấy nhất trong các bệnh gây ra ở cơ thể người. Trong đó có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đã chiếm mất 35% các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất vẫn là ở nam giới và người trưởng thành. Tuy bệnh không gây ra những biểu hiện nặng ở trong những thời kì đầu của bệnh nên dễ làm cho bệnh nhân có tâm lý chủ quan, không điều trị kịp thời làm bệnh trở nên nặng và có nhiều biến chứng khó điều trị hơn. Muốn hiểu hơn về căn bệnh này vì sao chúng lại phổ biến và liệu chúng có lây nhiễm qua đường thông thường gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
 
TỶ LỆ VIÊM LOÉT DẠ DÀY DO VI KHUẨN HP.PYLORI CAO
Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.pylory

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Hiện nay nhiều người có quan niệm bệnh viêm dạ dày tá tràng là do những yếu tố như: bia rượu, thuốc lá, thuốc giảm đau, chống viêm, các thuốc điều trị nhức khớp như Aspirin, Ibuprofen, corticoide…và các thức ăn chứa nhiều gia vị, acít và stress, chế độ sinh hoạt không khoa học là những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dạ dày tá tràng, thế nhưng bạn có biết theo thống kê người ta biết rằng có khoảng 90% nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là  do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và đây là những thông tin tốt vì hầu hết loét dạ dày được gây ra bởi loại vi khuẩn này có thể được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh đúng cách

Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn có HP có lây không

Đậy là thắc mắc của nhiều người, tuy nhiên câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ cần nghĩ nếu do vi khuẩn thì việc sử dụng đồ ăn thức uống hay sinh hoạt chung với người mắc loại vi khuẩn này thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng do bị nhiễm Helicobacter pylori thì hoàn toàn có thể lây truyền bệnh cho người thân hoặc những người xung quanh do Vi khuẩn lan trruyền từ người này qua người khác thích hợp nhất là qua đường phân – miệng  hoặc qua đường miệng – miệng . Môi trường tự nhiên chứa vi khuẩn có thể là nguồn nước thức ăn nhiễm bẩn.Lây nhiễm thường xảy ra giữa các cá nhân trong gia đình, giữa các cá nhân trong tập thể Cách phòng ngừa chung được lưu ý là rữa tay trước khi ăn, ăn thức ăn an toàn vệ sinh, sử dụng nước sạch và uống nước an toàn; không nên mớm cơm cho trẻ ăn, cần vệ sinh sạch sẽ đồ dùng sinh hoạt, ăn uống.
Vì đây là loại bệnh có nguy cơ mắc nhiễm cao mà lại vô cùng khó điều trị và thường tái phát cao nên việc phát hiện sớm để tập trung điều trị bệnh là việc rất cần thiết. Nếu có bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thì bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh đúng cách. Phương pháp điều trị bằng kháng sinh này là một sự tiến bộ y khoa vì kháng sinh diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori và hơn 90% viêm loét được điều trị khỏi. Cần nhớ rằng, một điều rất quan trọng là phải điều trị liên tục cho hét thời gian của phác đồ, ngay cả khi bạn cảm thấy bệnh của bạn bắt đầu tốt hơn.

Bình luận

Tỷ lệ viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori cao

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn