Xét nghiệm vi khuẩn Hp như thế nào? Giá bao nhiêu? Ở đâu uy tín?

5/5 - (6 bình chọn)

Xét nghiệm vi khuẩn HP giúp phát hiện sớm H.Pylori để phòng và điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày. Việt Nam có tới 60 – 70% dân số nhiễm HP, vậy nên chúng ta cần chủ động test HP để bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy xét nghiệm HP là gì? Có những phương pháp xét nghiệm HP nào? Chi phí test hết bao nhiêu? Test vi khuẩn HP ở đâu uy tín?

Xét nghiệm vi khuẩn HP là gì? Khi nào cần test HP?

Xét nghiệm vi khuẩn HP còn được gọi là test HP, giúp phát hiện vi khuẩn và xác định mức độ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn H.Pylori là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng. Chính vì vậy, xét nghiệm HP là rất cần thiết để có thể đánh giá mức độ bệnh dạ dày – tá tràng, đồng thời phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày – tá tràng. Hiện nay test HP là kĩ thuật phổ biến, có thể thực hiện tại nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trên cả nước.

Xét nghiệm vi khuẩn HP giúp phát hiện sớm HP trong đường tiêu hóa
Xét nghiệm vi khuẩn HP giúp phát hiện sớm HP trong đường tiêu hóa

Theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn nên tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP khi cơ thể có những biểu hiện sau:

  • Có xuất hiện khối u ở vùng bụng trên.
  • Có dấu hiệu giảm cân không rõ nguyên nhân trong thời gian nhất định.
  • Có triệu chứng nôn kéo dài, liên tục, nôn ra thức ăn cũ.
  • Có dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa trên như: Phân đen, nôn ra máu.
  • Có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, hoặc có u lympho liên quan niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Có triệu chứng thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu.

Khi có những dấu hiệu trên bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xét nghiệm vi khuẩn HP và có phương pháp điều trị phù hợp.

Các cách xét nghiệm vi khuẩn HP

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật xét nghiệm vi khuẩn HP. Để đưa ra chỉ định xét nghiệm cho bệnh nhân bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố cơ bản sau đây:

  • Điều kiện vật chất và kỹ thuật xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh.
  • Tình trạng bệnh cấp tính hay mạn tính.
  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, có cần kiểm tra tổn thương dạ dày hay không, có cần thực hiện xét nghiệm kháng sinh đồ hay không.

Chi tiết các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP như sau:

Xét nghiệm HP trong máu

Khi nhiễm vi khuẩn HP, kháng thể kháng HP sẽ được sinh ra và lưu hành trong máu. Chính vì vậy, vi khuẩn HP có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm kháng thể trong máu. Xét nghiệm vi khuẩn HP trong máu chủ yếu chỉ được áp dụng ở các cơ sở y tế không có loại xét nghiệm khác.

Quy trình kiểm tra như sau:

  • Chuyên gia y tế lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn.
  • Đưa lượng máu được thu thập vào ống nghiệm.
  • Máu được đưa đi xét nghiệm và hẹn thời gian trả kết quả.

Xem thêm: Chuyên gia 40 năm kinh nghiệm chỉ cách đánh bay viêm loét HP dạ dày tận gốc

Xét nghiệm HP qua hơi thở

Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng hơi thở là một trong những phương pháp xét nghiệm dạ dày không xâm lấn, được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Bệnh nhân sẽ thở vào một thiết bị có hình dạng như bóng bay hoặc chiếc thẻ ATM. Sau đó hơi thở này sẽ được kiểm tra và đánh giá trên thiết bị phân tích để xác định xem có dương tính với vi khuẩn HP hay không.

Xét nghiệm vi khuẩn HP qua hơi thở cho kết quả nhanh chóng, chính xác
Xét nghiệm vi khuẩn HP qua hơi thở cho kết quả nhanh chóng, chính xác

Test HP qua hơi thở là phương pháp cho kết quả rất chính xác và thường được sử dụng trên mọi đối tượng. Thời gian làm test nhanh chóng, không đau đớn nên có thể dễ dàng áp dụng cho trẻ em. Đặc biệt, đây là cách đánh giá hiệu quả điều trị rất hữu ích đối với người đã chữa trị vi khuẩn HP. Hiện nay, cách xét nghiệm vi khuẩn HP qua hơi thở thường được sử dụng là test thở CO2 phóng xạ, test thở với ure phóng xạ C13, test thở với ure phóng xạ C14

Test thở CO2 phóng xạ

Test thở CO2 phóng xạ là phương pháp xét nghiệm HP dựa trên khả năng HP phân hủy thành amoniac và khí CO2 với đồng vị phóng xạ C13 hoặc C14. Phương pháp này có độ nhạy là 85% và độ đặc hiệu là 79%.

Quy trình kiểm tra như sau:

  • Bạn sẽ uống thuốc hoặc dung dịch urea phóng xạ C13 hoặc C14.
  • Nếu có mặt vi khuẩn HP thì Ure phóng xạ sẽ phân hủy, giải phóng ra CO2 phóng xạ.
  • Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ đo CO2 phóng xạ được thải qua phổi trong khí thở ra.
  • Mẫu khí thở được phân tích.

Lưu ý:

  • Cần ngưng uống thuốc kháng sinh và thuốc chứa bismuth trước 4 tuần.
  • Cần ngưng uống thuốc sucralfat và thuốc ức chế bơm proton trước 2 tuần.
  • Cần nhịn ăn từ 4 – 6h trước khi làm xét nghiệm hơi thở.

Đọc thêm: Viêm loét HP dạ dày có nguy hiểm không và cách khắc phục tốt nhất hiện nay

Test thở với urea phóng xạ C13

Test thở với urea phóng xạ C13 (13C-urea breath test: UBT) là kỹ thuật xét nghiệm không xâm lấn. Thực chất đây là kỹ thuật test thở CO2 phóng xạ với đồng vị nguyên tử C13.

Chính vì vậy, test hơi thở với urea phóng xạ C13 không được chỉ định cho người nôn hay đại tiện ra máu, đau dạ dày dai dẳng, giảm cân bất thường, chán ăn, người lớn tuổi…

Test thở với urea C14

Test thở với urea C14 có tên khoa học là test thở C14O2 tìm H.Pylori. Đây là phương pháp  test thở CO2 phóng xạ với đồng vị nguyên tử C13.

Xét nghiệm HP trong phân

Phương pháp xét nghiệm phân sẽ được thực hiện bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Vì vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ được đào thải qua phân nên việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện xác của vi khuẩn HP. Đây chính là phương pháp được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn HP.

Lưu ý: Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc bảo vệ  niêm mạc dạ dày,… khoảng 2 tuần trước khi tiến hành xét nghiệm.

Nội soi sinh thiết dạ dày

Đây là phương pháp xét nghiệm vừa giúp phát hiện vi khuẩn HP vừa giúp xác định tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nội soi sinh thiết vừa có thể phát hiện vi khuẩn HP 
Nội soi sinh thiết vừa có thể phát hiện vi khuẩn HP

Quy trình thực hiện:

  • Bác sĩ đưa một ống nội soi nhỏ vào thực quản đi tới dạ dày.
  • Lấy một mảnh sinh thiết quanh niêm mạc tổn thương.
  • Hình thái của tổn thương niêm mạc dạ dày cũng có thể cho biết sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn HP.

Thông qua quan sát niêm mạc và xét nghiệm bác sĩ sẽ có căn cứ để đánh giá mức độ, vị trí tổn thương và phán đoán về diễn biến của bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất đối với từng trường hợp.

Xét nghiệm vi khuẩn HP giá bao nhiêu?

Giá của từng phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP sẽ khác nhau tùy vào từng loại xét nghiệm và cơ sở y tế thực hiện. Thông thường mức giá sẽ dao động như sau:

  • Chi phí nội soi dạ dày dao động từ 1.500.000đ đến 2.000.000đ. Trong đó, phí xét nghiệm vi khuẩn HP là từ 150.000đ đến 250.000đ.
  • Xét nghiệm máu phát hiện HP có giá thành dao động từ 150.00đ đến 250.00đ.
  • Chi phí test HPp bằng hơi thở dao động từ 600.0000đ đến 1.000.000đ.
  • Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP có giá thành dao động từ 150.000đ đến 300.000đ.

VẤN ĐỀ DẠ DÀY BẠN ĐANG GẶP PHẢI

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp phải các triệu chứng của viêm dạ dày HP?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn HP uy tín

Việc phát hiện sớm vi khuẩn HP giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là những cơ sở khám chữa bệnh uy tín mà người bệnh nên tham khảo.

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ tại: 78 Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa -TP Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3869 3731
  • Làm việc từ 6h30 – 12h sáng, 13h30 – 18h chiều
  • Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7, khoa khám bệnh theo yêu cầu làm việc cả chủ nhật
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện hàng đầu phía Bắc
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện hàng đầu phía Bắc

Bệnh viện Bạch Mai chính là một trong những bệnh viện đa khoa hàng đầu phía bắc, tập chung những chuyên gia đầu ngành. Chính vì vậy đây là địa chỉ tin cậy bạn không nên bỏ qua khi cần tìm cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ tại: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại liên hệ: 024 3574 7788.
  • Giờ làm việc: 7h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 chỉ khám vào buổi sáng.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tập trung nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội. Chính vì vậy đây là địa chỉ tin cậy bạn có thể lựa chọn.

Bệnh viện Đại học Y Dược T.Phố HCM

  • Địa chỉ tại: số 215 đường Hồng Bàng, thuộc phường 11, Quận 5, TP.HCM.
  • Điện thoại liên hệ: (028) 3855 4269.
  • Chi phí khám: 150.000đ/lượt.

Bạn có thể lựa chọn bệnh viện này nếu cần thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP, nội soi dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày, viêm đại tràng co thắt, loét dạ dày – tá tràng,…

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ tại: 201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12 quận 5, TP.HCM.
  • Điện thoại liên hệ: (028) 38554137.
  • Giờ làm việc: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6, 7h – 11h sáng thứ 7.
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện hàng đầu ở phía Nam
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện hàng đầu ở phía Nam

Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện đa khoa hàng đầu tại TP.HCM. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm khuẩn HP bạn nên tìm đến khám và chữa trị tại đây.

Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ tại: 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM.
  • Điện thoại liên hệ: (028) 3865 4249.
  • Giờ làm việc: 6h30 – 11h30 sáng, 13h – 16h chiều từ thứ 2 đến thứ 6.

Bệnh viện Nhân dân 115 không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Sài Gòn mà còn cho các tỉnh và thành phố lân cận. Chính vì chất lượng điều trị tốt và chi phí khám chữa bệnh rất hợp lý nên lượng bệnh nhân khá đông, bạn cần đến đăng ký sớm.

Lưu ý khi đi xét nghiệm vi khuẩn HP

Kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP ảnh hưởng rất lớn đến phác đồ điều trị bệnh, chính vì vậy khi thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn cơ sở Y tế uy tín để: Có kết quả chính xác, giá thành xét nghiệm hợp lý, tránh nguy cơ lây lan HP do dụng cụ nội soi không được khử khuẩn,…
  • Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
  • Thực hiện đầy đủ theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng bệnh của mình.

Nếu nghi ngờ nhiễm HP bạn đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP để bảo vệ tối đa sức khỏe của mình. Hãy tới cơ sở y tế uy tín thăm khám để được nhận tư vấn điều trị cũng như sàng lọc phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày nếu cần thiết. Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề xét nghiệm vi khuẩn HP. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích.

Vi khuẩn HP có thể lây sang người khỏe mạnh theo nhiều con đường khác nhau như sử dụng chung đồ dùng cá nhân, ăn uống chung,… do đó người bệnh cần đặc biệt thận trọng và thực hiện phác đồ điều trị cũng như lưu ý trong sinh hoạt để không gây lây nhiễm cho người thân trong gia đình.

Hơn nữa, vi khuẩn HP có khả năng kháng kháng sinh mạnh mẽ, điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh của người bệnh dễ tái phát khi thuốc kháng sinh hết tác dụng, thậm chí nếu dùng trong thời gian dài còn gây ra hiện tượng nhờn thuốc.

Hiểu được những ảnh hưởng của vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, viêm đau dạ dày khi sử dụng các phương pháp hiện hành, đội ngũ bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chứa các thảo dược có thể ức chế, bất hoạt được vi khuẩn HP mà không gây tác dụng phụ.

Nhất Nam Bình Vị Khang – Tiêu diệt vi khuẩn HP, ngăn bệnh tái phát với KHÁNG SINH THỰC VẬT

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc độc quyền của Nhất Nam Y Viện – Đơn vị vừa được nhận giải thưởng tôn vinh “TOP 10 Sao Vàng Thương Hiệu Việt Nam 2023”, được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Bài thuốc được phục dựng, cải tiến thành công từ các mật dược do Thái Y Viện bào chế giúp vua Tự Đức thoát khỏi chứng bệnh vị quản thống. 

Từ khi đưa vào ứng dụng độc quyền đến nay, chỉ với thời gian ngắn bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang đã được người bệnh khắp cả nước tin dùng, đã có tới hơn 39.000 người bệnh chấm dứt các triệu chứng bệnh dạ dày khó chịu như ợ chua, ợ nóng, trào ngược, hết viêm loét, âm tính HP dạ dày,… đặc biệt là phục hồi được chức năng tiêu hóa. Nhiều cơ quan báo chí cũng đưa tin giới thiệu về bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang như: Báo Đà Nẵng, Người Đưa Tin, Gia Đình & Xã Hội,…

[XEM VIDEO] – Bệnh nhân ngoài 50 tuổi chấm dứt trào ngược và viêm loét HP dạ dày nhờ bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang

Điểm đặc biệt của bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang trong điều trị có sự xuất hiện của vi khuẩn HP như viêm loét dạ dày HP,  viêm dạ dày HP,… đó là vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh vừa phục hồi chức năng của các tạng phủ gồm Tỳ, Vị, Can, hệ thống tiêu hóa. Nhờ đó, hiệu quả điều trị được duy trì lâu dài, bền vững, ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Với sự kết hợp của ba bài thuốc nhỏ gồm: Nhất Nam Bình Vị Hoàn, Cao Nhất Nam Bình Vị, Nhất Nam Giải Độc, được ứng dụng điều trị tác động theo 3 mục tiêu: Xử lý triệu chứng – Xử lý căn nguyên – Hỗ trợ điều trị dự phòng, sẽ mang đến hiệu quả TOÀN DIỆN và giải quyết được đồng thời nhiều vấn đề dạ dày cho người bệnh. Cụ thể:

  • Loại bỏ các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát thượng vị,….
  • Giải quyết nguyên nhân giúp trung hòa môi trường acid dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn nguy cơ tái phát.
  • Phục hồi tổn thương trên niêm mạc dạ dày, bồi bổ sức khỏe và dự phòng ung thư dạ dày.

ĐỪNG BỎ QUA: Chuyên gia và người bệnh đánh giá về hiệu quả của Nhất Nam Bình Vị Khang 

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang với ba bài thuốc nhỏ kết hợp
Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang với ba bài thuốc nhỏ kết hợp

Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày HP, để chấm dứt bền vững tình trạng bệnh, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang sẽ đi theo 5 bước sau:

  • Tiêu viêm, chống loét dạ dày: Vi khuẩn HP có thể tiết ra chất độc gây viêm do đó bài thuốc sử dụng các thảo dược như bạch truật, lá khôi, sa nhân, ô tặc cốt, hương phụ,… được phối hợp theo nguyên tắc bổ khí, bổ huyết kết hợp thanh nhiệt giải độc để khắc phục triệu chứng.
  • Diệt vi khuẩn với kháng sinh thực vật: Các thảo dược như lá khôi, hoàng bá, chè dây, hoài sơn, bạch thược,… có chứa thành phần kháng sinh thực vật giúp bất hoạt, tiêu diệt vi khuẩn HP mà không hại đến lợi khuẩn.
  • Giảm axit dạ dày, trung hòa dịch vị: Giúp ngăn ngừa tình trạng bào mòn niêm mạc, với các thành phần có công dụng giảm axit, trung hòa dịch vị như lá khôi, dạ cẩm, ô tặc cốt, chè dây,… người bệnh sẽ hết triệu chứng nóng rát, đau vùng thượng vị.
  • Tăng dịch nhầy phủ niêm mạc dạ dày: Giúp phục hồi lại khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bằng các thảo dược có tác dụng kiện Tỳ, bổ Vị, tăng sinh tân.
  • Ổn định hệ tiêu hóa: Bằng cách tập trung vào bồi bổ sâu các tạng phủ, đặc biệt là Tỳ, Vị, Can, Thận. Với nguyên tắc bổ khí hành huyết sẽ giúp người bệnh phục hồi khí huyết tại hệ thống tiêu hóa, duy trì sự ổn định hệ tiêu hóa.

Dưới đây là những phản hồi của người bệnh về hiệu quả mà bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang mang lại sau khi sử dụng.

Để được tư vấn thêm về bài thuốc bạn đọc có thể liên hệ cho chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện theo địa chỉ:

NHẤT NAM Y VIỆN

Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102

Website: www.nhatnamyvien.com

Facebook: Nhất Nam Y Viện

Zalo: Phòng khám Nhất Nam Y Viện

Tin liên quan: 

Đau dạ dày, trào ngược với các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Tìm hiểu ngay cách xử lý được nhiều người bệnh đánh giá cao ngay bây giờ...

Bình luận

Xét nghiệm vi khuẩn Hp như thế nào? Giá bao nhiêu? Ở đâu uy tín?

Bình luận

  1. Hương LeO says: Trả lời

    Có ai đi xét nghiệm hp bên bệnh viện đại học y dược tphcm chưa? bên đây xét nghiệm theo hình thức nào vậy mn? xét nghiệm máu hay xét nghiệm qua hơi thở vậy nhỉ?

  2. Thiện Mã says: Trả lời

    E bị viêm loet cuống bao tử với dương tính hp, vừa rồi có tới bệnh viện tỉnh khám và bác sĩ cho thuốc uống. Lúc đầu uống k sao cả nhưng khoảng 3 ngày nay e thấy dạ dày nóng hơn trước, k biết có nên ngưng thuốc k mọi người?

    1. Ng Thị Thu says: Trả lời

      Này td phụ của thuốc tây thôi, đợt tôi uống cũng hay bị nóng với kiểu sôi bụng ấy. Nhưng tầm 1 thời gian sau là ổn lại thôi. Bác uống thêm nước dừa tươi cho mát người, nước dừa cũng hỗ trợ điều trị loét hay lắm. Đợt đó tôi uống thuốc kết hợp uống nước dừa thấy đỡ biết bao nhiêu

  3. Thanh Thúy says: Trả lời

    Mọi người ơi, em bị đau thượng vị hoài ý ạ. Khó chịu quá luôn, đợt rồi em uống thuốc tây 1 tháng rưỡi thấy đỡ đau được chút chút. Xong em ngưng thì giờ bụng đau lại tiếp. Em chưa đi nội soi hay xét nghiệm gì ở bệnh viện hết. Em còn mỏi cả vai gáy., mệt mỏi quá ạ, Không biết tình trạng của em có phải dương tính hp ko nhỉ? :(( Em sợ nội soi lắm nên chưa dám đi khám

    1. Dũng (TPHCM) says: Trả lời

      Có nhiều cách mà em, giờ y học phát triển rồi đâu chỉ có mỗi nội soi đâu. Trước vợ anh bị dạ dày hp nội soi thuốc mê nên chẳng đau đớn hay khó chịu gì cả. Em cứ đến bệnh viện bảo bác sĩ người ta chỉ dẫn cho. Nếu mà nhẹ còn chẳng phải nội soi ấy, xét nghiệm hơi thở là ok rồi. Bệnh tật nên đi khám sớm mà điều trị em ạ

  4. Ngọc Cúc BM says: Trả lời

    Hiện nay ở trung tâm nhất nam y viện này thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày bằng những phương pháp nào vậy cả nhà, có tốn kém chi phí không? và trước khi qua mình cần mang theo những giấy tờ gì vậy ạ

    1. Vân Khanhh says: Trả lời

      Nghe nói khám bên phòng khám này chỉ có bắt mạch thui á bạn, nếu chỉ bắt mạch thì làm sao có thể biết được bệnh nhỉ? còn bên tây y nội soi các thứ nữa mà.

    2. Chu Phương Anh says: Trả lời

      Bên Nhất nam bắt mạch với thực hiện đủ 4 bước: Vọng – Văn – Võng – Thiết á bạn nên bác sĩ không bỏ sót bất cứ triệu chứng nào của người bệnh đâu. Còn bệnh bạn nếu mà nặng á thì bác sị sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm hình ảnh. Mình cũng từng khám ở Nhất nam đây có hơn 3 tháng là đỡ hẳn, hôm bữa xét nghiệm âm tính mà mừng muốn chớt

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Và Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Được Không? 4 SAI LẦM trong xử lý khiến bệnh nặng hơn

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục?

Trào ngược dạ dày có xử lý được không? Cách khắc phục tối ưu hiện nay

Viêm dạ dày HP có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng biến chứng?

Viêm dạ dày HP có đẩy lùi được không và bằng cách nào?

[GIẢI ĐÁP] Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y có được không?

Viêm dạ dày HP có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

Đau dạ dày có xử lý được không? Có tự khỏi không?

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Khắc phục bằng cách nào?

Ẩn